Hỏi – đáp: Gàu có lây không? Cách phòng ngừa gàu, ngứa ra sao?

13:37 - 13.11.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 23/02/2024 lúc 10:17

Trong đa số trường hợp, gàu là hệ quả của quá trình sinh lý: Khi các tế bào chết trên da đầu bị thay thế bởi các tế bào mới với tốc độ quá nhanh. Vì vậy gàu không lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gàu là biểu hiện của việc mắc phải các bệnh lý về da. Nếu bệnh lý này có tính lây nhiễm thì người bị lây cũng có thể xuất hiện tình trạng gàu.

Khi nào gàu không lây?

Ở các trường hợp thông thường, gàu chỉ là sự bong tróc do phản ứng sinh lý của da đầu. Tình trạng này xuất hiện ở gần 50% dân số trên thế giới (1) và đã được nhận định là một chứng rối loạn da đầu (2), không phải là bệnh lý, không có tính lây nhiễm.

Vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Gàu có lây không” đã được giải đáp. Để phân biệt dễ dàng các biểu hiện của gàu do vấn đề sinh lý (gàu không lây nhiễm) và gàu do bệnh lý, các dấu hiệu để nhận biết bao gồm:

  • Các vảy da chết màu trắng/xám rải rác trên tóc và vai; hoặc:
  • Các mảng vảy nhờn màu vàng bám trên da đầu và tóc, thường không có vết ban đỏ hoặc vết viêm nhiễm, lở loét.
  • Người bị gàu có thể kèm cơn ngứa nhẹ nhưng không bị rụng tóc. Tóc chỉ rụng khi họ gãi hoặc chà xát da đầu, nhưng các sợi tóc rụng rải rác chứ không rụng tập trung thành từng vùng rõ rệt.
  • Các mảng gàu chỉ có ở da đầu, không lan sang các vùng da khác.
Gàu không có tính lây nhiễm nhưng có thể gây khó chịu
Gàu do biểu hiện sinh lý tự nhiên có thể kèm theo cơn ngứa, nhưng da đầu không có các triệu chứng nghiêm trọng như: Viêm, nhiễm trùng, rụng tóc diện rộng

Nếu gàu không lây nhiễm, nguyên nhân nào khiến tôi bị gàu?

Nguyên nhân trực tiếp gây gàu chủ yếu do mật độ cao quá mức của nấm men Malassezia – một loại nấm men có trên làn da ở hầu hết mọi người và xem bã nhờn như thức ăn của chúng. Có rất nhiều tác nhân có thể thúc đẩy sự phát triển quá mức của Malassezia dẫn đến gàu, liên quan đến tính nhạy cảm và dị ứng của từng cá nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Khi nào gàu là biểu hiện của bệnh lý có thể lây nhiễm?

Không ít người bị gàu là do bệnh lý ngoài da gây ra. Nếu bệnh lý đó lây lan sang người khác thì người bị lây bệnh cũng có thể xuất hiện dấu hiệu của gàu.

Cần lưu ý trong trường hợp này, yếu tố tiên quyết có tính truyền nhiễm chỉ là bệnh lý, không bao gồm gàu. Nhưng ở người bị lây nhiễm, chính bệnh lý đó là tác nhân thúc đẩy tình trạng gàu ngứa xảy ra.

Trong trường hợp này, không ít người có chung thắc mắc và lo lắng về việc gàu có lây không. Tuy nhiên, không phải bệnh lý ngoài da nào cũng lây nhiễm. Trong số các bệnh dễ gây ra gàu như chàm (eczema), nấm da đầu (dermatophytes), viêm da tiết bã, vảy nến, sự lây nhiễm chỉ có nguy cơ xảy ra khi bạn tiếp xúc với người bị nấm da đầu.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây ra gàu

Nguyên nhân bệnh nấm da đầu gây ra gàu:

Bệnh lý nấm da đầu do Dermatophytes – các nhóm nấm mốc và làm nhiễm trùng da gây ra. Trong quá trình nhiễm bệnh, làn da người bệnh liên tục bong ra những vảy nhỏ. Nếu các vảy này chứa nấm dù chỉ một lượng nhỏ nhất, chúng đều có thể lây nấm sang người khác.

Như vậy, các hình thức làm lây nhiễm nấm da đầu chủ yếu bao gồm:

  • Thông qua tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị bệnh; hoặc
  • Sử dụng chung các đồ vật của người bệnh như: lược, dao cạo râu, quần áo, mũ, khăn tắm, chăn gối, ga trải giường…
  • Ngay cả động vật (chó, mèo) cũng có thể bị nấm và lây lan sang người có tiếp xúc trực tiếp với con vật bị nhiễm bệnh.

Nấm da đầu làm suy yếu hệ miễn dịch và lớp hàng rào bảo vệ da đầu. Da đầu bị tổn thương sẽ tăng tốc tái tạo các tế bào da, gây ra hiện tượng bong tróc và tích tụ các lớp vảy tế bào chết, làm xuất hiện tình trạng gàu ở người bị nhiễm bệnh.

Đọc thêm:

Tiếp xúc với người bị nấm da đầu có thể dẫn đến việc bị gàu
Các hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị nấm da đầu sẽ khiến bạn bị lây mầm bệnh từ người đó, dẫn đến nguy cơ cao bị gàu

Biểu hiện của gàu do nấm da đầu:

Ở người bị gàu do bệnh nấm da, trên da đầu và tóc cũng xuất hiện các vảy da chết rải rác hoặc đóng thành mảng; ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng của nấm với biểu hiện dần dần theo thứ tự thường là:

  • Nổi các quầng ban đỏ, hoặc nổi mụn mủ tròn. Tổn thương sẽ dần lan rộng theo hướng tỏa tròn và da có thể bị bong tróc.
  • Xuất hiện các cơn ngứa ngáy, châm chích khó chịu.
  • Ở vùng da nhiễm nấm, có hiện tượng rụng tóc hoặc gãy thân tóc trên diện rộng, tạo thành những mảng hói rõ rệt (hoặc mảng gốc tóc chấm đen lởm chởm); đồng thời, da có thể bị đóng thành từng mảng vảy. (3)
  • Da đầu xảy ra các phản ứng viêm như: Phù nề, lở loét và có thể để lại sẹo. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ khoảng 37,8 – 38,8 độ C, hoặc bị sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Ngoài ra, với người bị gàu kèm nấm da đầu, các biểu hiện của nấm có thể lan sang các vùng da khác như tai, mặt, gáy…

Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong 4 – 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Và khác với tình trạng gàu thông thường, người bị gàu do bệnh lý và nấm da đầu không thể tự chữa khỏi tại nhà, mà cần thăm khám tại bác sĩ da liễu để được đưa ra phác đồ trị liệu và kê đơn thuốc phù hợp.

Nấm da đầu có thể dẫn đến rụng tóc trên diện rộng
Khi gàu là biểu hiện của nấm da đầu, các triệu chứng xuất hiện nghiêm trọng hơn, bao gồm cả rụng tóc trên diện rộng

Cách phòng tránh lây nhiễm nấm da đầu:

Để phòng ngừa nguy cơ lây nấm da đầu từ người xung quanh, bạn hãy tuân thủ các biện pháp dưới đây một cách nghiêm ngặt:

  • Không sử dụng chung lược chải tóc, khăn tắm, dao cạo râu, quần áo, mũ, chăn gối, tai nghe,… với người bệnh.

  • Thực hiện khử trùng thường xuyên mọi đồ vật của người nhiễm bệnh, ví dụ như:

    • Các loại trang phục, khăn lau cần được giặt riêng và giặt sạch bằng nước ở nhiệt độ cao (trên 56 độ C) hoặc sử dụng các dung dịch diệt khuẩn (hóa chất chuyên dụng, nước tẩy,…). Sau khi giặt cần phơi dưới ánh nắng mặt trời, hoặc sấy khô bằng máy sấy ở nhiệt độ cao.

    • Đối với lược, bàn chải hoặc dao cạo râu, sau khi người bệnh sử dụng, thực hiện khử trùng bằng cách rửa sạch dưới vòi nước nóng, sau đó nhúng đồ vật vào cồn trong vòng 30 – 60 giây.

  • Nếu người bị nhiễm bệnh có nuôi động vật như: chó, mèo, cần đưa vật nuôi đến bác sĩ thú y để được kiểm tra, chữa trị kịp thời nhằm ngăn chặn mầm bệnh nếu có.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân (rửa tay bằng xà phòng, gội đầu, tắm giặt) sạch sẽ và kỹ lưỡng mỗi ngày, đặc biệt là sau khi chơi thể thao hoặc bơi lội ở nơi công cộng. Sau khi tắm cần lau khô người, giữ cho làn da khô thoáng, tránh ẩm ướt.
  • Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh nơi ở để hạn chế tối đa nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Đồ vật của người bị bệnh nấm da đầu cần được giặt và khử trùng riêng
Đồ vật, quần áo của người bệnh cần được giặt và khử trùng riêng để hạn chế lây lan mầm bệnh nấm

Có thể bạn quan tâm:

Làm thế nào để phòng ngừa khi chưa bị gàu?

Ngoài kiến thức về việc gàu có lây không, những biểu hiện để nhận biết gàu do sinh lý và gàu bệnh lý, bạn cũng nên quan tâm tới những tác nhân thúc đẩy gàu. Nó có thể xuất hiện từ bên trong (do thiếu nước, thiếu ẩm, thiếu chất dinh dưỡng) và cả từ bên ngoài (do bụi bẩn, vi khuẩn, ô nhiễm, dị ứng,…). Chúng có tác động đáng kể đến sức khỏe của tóc và da đầu. Khi tóc và da đầu không được chăm sóc đúng cách và trở nên suy yếu, đó là lúc nấm men Malassezia cùng các loại vi khuẩn gây gàu được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Vì vậy, hãy phòng ngừa gàu từ tận gốc rễ bằng cách xây dựng những thói quen lành mạnh mỗi ngày, bao gồm:

Cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc và da đầu từ bên trong. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ là nền tảng để củng cố, bảo vệ da đầu và tóc từ bên trong.

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh:
    • Giảm lượng đường và chất béo tiêu thụ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đường và chất béo quá mức trong cơ thể bạn sẽ làm tăng lượng insulin trong máu, dẫn đến kích thích tăng hormone, từ đó làm tăng tiết dầu thừa trên da dẫn đến gàu.
    • Tích cực bổ sung các loại vitamin – đặc biệt là vitamin B (có trong rau củ, trái cây). Các loại vitamin sẽ nuôi dưỡng và tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giúp da đầu đủ độ ẩm tự nhiên và có khả năng chống lại các vi khuẩn xâm nhập.
    • Ngoài ra, chế độ ăn của bạn nên có axit béo omega-3 (có trong các loại cá, bơ, các loại hạt), cùng nhiều thực phẩm có chứa protein (thịt, gà, trứng, sữa) và kẽm (có trong các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt) để tăng cường bảo vệ tóc và da đầu chắc khỏe.
    • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh cho da đầu bị mất nước gây khô và bong tróc.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục (chạy bộ, tập yoga, tập thiền,…) để giảm căng thẳng, giúp làm tăng tuần hoàn máu để bảo vệ sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.

>>Có thể bạn chưa biết: Không bổ sung đủ một số vitamin cho cơ thể có thể là nguyên nhân dẫn đến gàu. Tìm hiểu ngay bị gàu là thiếu vitamin gì và cách bổ sung an toàn cho cơ thể.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp phòng tránh gàu
Chế độ sinh hoạt và ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp bạn phòng tránh gàu hiệu quả

Chăm sóc tóc và da đầu từ bên ngoài đúng cách. Những thói quen này cũng có tác động rất lớn đến mái tóc của bạn: 

  • Đối với da đầu khô: Không gội đầu quá thường xuyên, chỉ cần duy trì tần suất khoảng 1 – 2 lần/tuần; có thể kết hợp ủ mặt nạ tóc (bằng kem ủ, dầu olive, dầu dừa,…) để cung cấp thêm độ ẩm giúp da đầu không bị khô và bong tróc.
  • Đối với da đầu nhiều dầu nhờn, tóc bết: Gội đầu cách ngày hoặc khoảng 3 lần/tuần để làm sạch dầu thừa, tránh cho bụi bẩn, bã nhờn tích tụ quá mức gây ra gàu.
  • Thực hiện các bước gội đầu đúng cách để bảo vệ da đầu, tránh để các tác động bên ngoài làm suy yếu lớp hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây gàu.
  • Hạn chế tạo kiểu tóc quá nhiều. Nhiệt độ cao và hóa chất có trong các dụng cụ như: máy sấy, máy uốn, máy ép, thuốc nhuộm tóc, thuốc tẩy tóc có thể làm khô tóc và da đầu, tăng nguy cơ hư tổn.
  • Quan trọng hơn cả, việc lựa chọn dầu gội phù hợp để tăng cường bảo vệ da đầu là bước mà bạn cần đặc biệt lưu ý.

Không nên sử dụng dầu gội chứa chất hoạt động bề mặt mạnh (như sulfate) hoặc các hóa chất gây hại (hương liệu nhân tạo, cồn, paraben, methylisothiazolinone formaldehyde,…). Những hóa chất này tác động trên da đầu làm mất cân bằng pH hoặc gây kích ứng, từ đó lớp hàng rào bảo vệ trở nên suy yếu và đó là lúc vi khuẩn, nấm men dễ dàng phát triển mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể thử sử dụng các bài thuốc thiên nhiên để hỗ trợ trị gàu: Cách trị gàu bằng bồ kết

Lựa chọn dầu gội phù hợp để bảo vệ da đầu khoẻ mạnh
Sử dụng dầu gội phù hợp là một cách hiệu quả để bảo vệ da đầu khỏe mạnh, tránh vi khuẩn và nấm xâm nhập gây gàu ngứa

Nguyên Vương là dầu gội dược liệu cao cấp đầu tiên dành cho nam giới trưởng thành, tinh tế. Với thành phần độc đáo kết giữa dược liệu cổ truyền phương Đông và thảo mộc phương Tây, sản phẩm không chỉ giúp làm sạch mái tóc một cách nhẹ nhàng; đồng thời còn nuôi dưỡng tóc và da đầu từ gốc bằng cách cung cấp độ ẩm phù hợp và các hoạt chất có lợi, tạo nền tảng khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây gàu ngứa.

Hiện tại, dầu gội dược liệu Nguyên Vương ra mắt thị trường với hai phân loại, phù hợp với nhiều tình trạng tóc và da đầu khác nhau ở cánh mày râu:

gàu có lây không
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương có công dụng làm sạch và nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh toàn diện, giúp phòng ngừa gàu ngứa ở nam giới

Tham khảo thêm: Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu?

Trên đây là giải đáp chi tiết dành cho thắc mắc “Gàu có lây không?”. Tính lây nhiễm của gàu còn phụ thuộc vào sự khởi phát gàu là do phản ứng sinh lý của con người, hay do bệnh lý. Dù ở bất cứ trường hợp nào thì gàu ngứa đều không phải là điều chúng ta mong muốn vì chúng gây ra sự khó chịu và mất thẩm mỹ về ngoại hình. Việc thực hiện các thói quen lành mạnh và sử dụng dầu gội lành tính sẽ là bí quyết để giúp da đầu khỏe mạnh và phòng tránh gàu hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn hoặc hỗ trợ đặt hàng, vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH qua số điện thoại: 1900 571 255.

Nguồn tham khảo:

(1), (2): Zhijue Xu và cộng sự. “Dandruff is associated with the conjoined interactions between host and microorganisms”. Sci. Rep. 6, 24877; doi: 10.1038/srep24877 (2016).

(3): “Dandruff and Fungal Infection of The Scalp”. Health Online Unit, Ministry of Health Malaysia (Đơn vị y tế trực tuyến, Bộ Y tế Malaysia) (2017).

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM