Việc thiếu hụt các vitamin nhóm B (B6, B2, B3, B7/B8), vitamin A, vitamin E… khiến da đầu bị giảm khả năng miễn dịch, trở nên khô hơn hoặc tiết nhiều dầu nhờn hơn – đây là môi trường lý tưởng cho nấm men gây gàu phát triển.
1. 7 loại vitamin thiếu hụt dẫn đến tình trạng gàu
1.1. Vitamin B6 (Pyridoxin)
Vitamin B6 có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ cân bằng hóc môn, từ đó làm giảm tình trạng tiết dầu nhờn trên da. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B6 sẽ gây ra tình trạng gàu ngứa do dầu trên cơ thể (đặc biệt là da đầu) hoạt động mạnh, tạo môi trường lý tưởng cho nấm men phát triển.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B6:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc và da đầu khô nhiều gàu, dễ bong tróc.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Môi khô, nứt nẻ, đau rát.
- Lưỡi có thể bị viêm, sưng đỏ, đau đớn.
- Xuất hiện cảm giác đau nhói ở tay và chân.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, tâm trạng thất thường, lo âu, trầm cảm.
- Hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên ốm đau.
1.2. Vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 có vai trò quan trọng giúp tái tạo tế bào, hạn chế tình trạng viêm do vi khuẩn và tiết ra chất nhầy để giữ ẩm cho làn da. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2 thì nguy cơ bị gàu của bạn sẽ tăng lên do khả năng kháng khuẩn của da đầu giảm xuống cho phép vi khuẩn gây gàu phát triển, đồng thời da cũng dễ khô và bong tróc hơn.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B2:
Dấu hiệu trên tóc:
- Xuất hiện tình trạng gãy rụng tóc.
- Các vảy gàu hình thành ngày càng nhiều.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Dễ bị mệt mỏi, stress, khó tập trung.
- Thường xuyên bị chóng mặt, khó thở, hụt hơi.
- Hay bị đỏ mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc,…
- Nứt môi, viêm họng, sưng miệng và cổ họng, lưỡi sưng đỏ,…
1.3. Vitamin B3
Vitamin B3 hay những hình thức của nó như Niacinamide, Nicotinamide có vai trò cực kỳ quan trọng đối với da đầu. Vitamin B3 giúp xây dựng hàng rào Ceramide cho da, từ đó bảo vệ da khỏi tình trạng mất ẩm. Khi thiếu hụt vitamin B3, da đầu sẽ dễ mất đi độ ẩm. Để khắc phục tình trạng đó, tuyến dầu trên cơ thể sẽ hoạt động mạnh hơn, tiết ra nhiều bã nhờn để duy trì độ ẩm trên da, điều này vô tình tạo môi trường lý tưởng cho nấm men gây gàu phát triển mạnh mẽ.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B3:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc xơ khô.
- Da đầu khô, dễ bị bóc vảy thành gàu.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Hay bị rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn thần kinh nhẹ biểu hiện qua việc hay bị lo âu, mất ngủ, trầm cảm,…
1.4. Vitamin B7/B8
Thiếu hụt Vitamin B7 (hay còn gọi là vitamin H/ Biotin) làm giảm dưỡng chất nuôi dưỡng tóc và da đầu khiến các tế bào không có đủ điều kiện phát triển khỏe mạnh và trở thành tế bào chết, tạo nên các mảng gàu.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin B7/B8:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc gãy rụng nhiều, khô rối, chẻ ngọn.
- Da đầu xuất hiện nhiều gàu.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Móng tay chân khô yếu, dễ gãy.
- Biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Mắt và lưỡi có thể bị đỏ, sưng đau.
- Trí nhớ kém, khó tập trung.
1.5. Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tái tạo và bảo vệ da đầu khỏi những tác nhân gây gàu từ môi trường bên ngoài, Một trong những dẫn xuất của vitamin A rất nổi tiếng có thể kể tới là Retinoids được các thương hiệu mỹ phẩm cực kỳ ưa chuộng để sử dụng như một thành phần tẩy da chết, làm sạch bụi bẩn, dầu và bã nhờn. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin A có thể dẫn làm giảm khả năng tái tạo và phục hồi của da trước tác động có hại của vi khuẩn gây gàu.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin A:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc khô, dễ gãy.
- Da đầu khô, nhiều gàu.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Khô mắt, khả năng thích nghi với bóng tối kém.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn.
1.6. Vitamin C (Acid ascorbic)
Vitamin C giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể được củng cố, tăng khả năng kháng khuẩn. Đồng thời vitamin C có tác động làm thu hẹp lỗ chân lông, từ đó hạn chế lượng dầu nhờn tiết ra gâu gàu ngứa cho da đầu. Việc thiếu hụt vitamin C sẽ khiến hàng rào bảo vệ da trở nên suy yếu, tăng tích tụ bã nhờn, tế bào chết có thể dẫn đến viêm nhiễm da đầu và làm gàu sinh ra nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin C:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc thường xuyên gãy, rụng.
- Da đầu ngứa, có gàu.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Nướu lợi hay bị sưng và chảy máu.
- Cơ thể dễ bị bầm tím, các vết thương hở lâu lành.
- Dễ ốm vặt, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.
- Hay bị chảy máu cam.
- Da khô, xỉn màu, móng tay mỏng, yếu, dễ gãy.
1.7. Vitamin E
Vitamin E là thành phần quan trọng giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da khỏi tình trạng mất nước. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin E, da đầu sẽ dễ bị khô hơn, các mảng da dễ bong tróc tạo thành gàu. Đồng thời hệ thống bã nhờn cũng bị kích thích hoạt động mạnh hơn, tạo ra lượng lớn dầu nhờn – “thức ăn” yêu thích cho nấm men gây gàu.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu vitamin E:
Dấu hiệu trên tóc:
- Tóc dễ bị rụng.
- Da đầu khô, ngứa, có gàu.
Dấu hiệu khác của cơ thể:
- Cơ bắp hay bị căng cứng, xuất hiện đau nhức xương khớp.
- Mắt có dấu hiệu nhìn kém dần.
- Lòng bàn tay và bàn chân có cảm giác tê, ngứa ran.
2. Hướng dẫn bổ sung vitamin bằng thực phẩm để cải thiện tình trạng gàu
Để giảm thiểu tình trạng gàu trên da đầu, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin cần thiết. Cụ thể:
2.1. Cách bổ sung vitamin B2 (Riboflavin)
Liều lượng & tần suất bổ sung: 1.3mg/ngày đối với nam giới và 1.1mg/ngày đối với nữ giới. (Lưu ý: Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, lượng vitamin B2 bổ sung sẽ thay đổi)
Các thực phẩm giàu vitamin B2
Thực phẩm chứa vitamin B2 |
Hàm lượng vitamin B2 tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Sữa chua |
0.233mg |
Gan động vật |
3.63mg |
Thịt bò |
0.5 – 0.9mg |
Đậu nành |
0.87mg |
Trứng gà |
0.5mg |
Trứng cá |
0.7mg |
Nấm hương khô |
1.27mg |
Súp lơ xanh |
0.2mg |
Nấm tươi |
0.5mg |
2.2. Cách bổ sung vitamin B3
Liều lượng & tần suất bổ sung: 16mg/ngày đối với nam giới và 14mg/ngày đối với nữ giới.
Các thực phẩm giàu vitamin B3:
Thực phẩm chứa vitamin B3 |
Hàm lượng vitamin B3 tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Gan động vật |
14.7mg |
Ức gà |
13.4mg |
Cá hồi |
9.3mg |
Cá ngừ |
13.3mg |
Thịt bò |
7.3mg |
Thịt heo |
7.4mg |
Quả bơ |
3.5mg |
Các loại ngũ cốc |
30mg |
2.3. Cách bổ sung vitamin B6 (Pyridoxin)
Liều lượng & tần suất bổ sung: 1.3mg/ngày đối với nam và 1.2mg/ngày đối với nữ.
Các thực phẩm giàu vitamin B6:
Thực phẩm chứa vitamin B6 |
Hàm lượng vitamin B6 tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Thịt gà |
0.4mg |
Cá hồi |
0.6mg |
Cá ngừ |
1.04mg |
Rau chân vịt |
0.2mg |
Khoai lang |
0.2mg |
Hạt óc chó |
0.5mg |
Đậu phộng (lạc) |
0.3mg |
Chuối |
0.4mg |
2.4. Cách bổ sung vitamin B7 (Vitamin H/Biotin)
Liều lượng & tần suất bổ sung: 0.030mg mỗi ngày cho cả nam giới và nữ giới.
Các thực phẩm giàu vitamin B7:
Thực phẩm chứa vitamin B7 |
Hàm lượng vitamin B7 tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Sữa |
0.0005mg |
Lòng đỏ trứng |
0.002mg |
Cá hồi |
0.0032mg |
Súp lơ |
0.017mg |
Thịt lợn |
0.0007mg |
Gan động vật |
0.04mg |
2.5. Cách bổ sung vitamin A
Liều lượng & tần suất bổ sung: 136mg/ngày cho nam giới và 104mg/ngày cho nữ giới.
Các thực phẩm giàu vitamin A:
Thực phẩm chứa vitamin A |
Hàm lượng vitamin A tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Gan động vật |
7.68mg |
Khoai lang |
0.71mg |
Thịt lươn |
1.14mg |
Cà rốt |
0.84mg |
Cá ngừ |
0.76mg |
Súp lơ xanh |
28.32mg |
Lòng đỏ trứng |
0.38mg |
Cải xoăn |
0.24mg |
Cải bó xôi |
0.47mg |
Bí đỏ |
0.49mg |
Đu đủ |
2.1mg |
Táo |
2.4mg |
Sữa tươi |
2.14mg |
2.6. Cách bổ sung vitamin C (Acid ascorbic)
Liều lượng & tần suất bổ sung: 90mg/ngày đối với nam giới và 75mg/ngày đối với nữ giới.
Các thực phẩm giàu vitamin C:
Thực phẩm chứa vitamin C |
Hàm lượng vitamin C tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Nước cam |
50mg |
Bưởi |
95mg |
Ổi |
200mg |
Ớt chuông đỏ |
190mg |
Kiwi |
80 – 152mg |
Dâu tây |
54mg |
Súp lơ trắng |
46mg |
Súp lơ xanh |
89.2mg |
Dưa lưới vàng |
36.7mg |
Cà chua |
13mg |
Khoai tây |
12.6mg |
Đu đủ |
74 – 80mg |
2.7. Cách bổ sung vitamin E
Liều lượng & tần suất bổ sung: 15mg mỗi ngày cho cả nam giới lẫn nữ giới.
Các thực phẩm giàu vitamin E:
Thực phẩm chứa vitamin E |
Hàm lượng vitamin E tính trong 100 gram thực phẩm sống |
Hạt hướng dương |
26.1mg |
Hạt hạnh nhân |
25.6mg |
Cá hồi |
2.8mg |
Tôm |
2.2mg |
Dầu oliu |
14.4mg |
Rau chân vịt |
2.1mg |
Quả bơ |
2.1mg |
Kiwi |
1.5mg |
2.8. Bổ sung bằng thực phẩm chức năng
Trong trường hợp các biểu hiện thiếu vitamin nghiêm trọng và không cải thiện thông số qua chế độ ăn uống, chúng ta có thể cân nhắc sử dụng thêm thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, để cải thiện dứt điểm vấn đề gàu một cách nhanh chóng và an toàn nhất, bạn nên cân nhắc áp dụng song song 5 cách trị gàu và ngứa tại nhà. Ngoài ra, tuỳ vào từng chất tóc và da đầu, đặc biệt là nam giới, cách trị gàu cho nam tại nhà sẽ cần lưu ý một vài yếu tố quan trọng.
2.9. Thực phẩm cần tránh
Bên cạnh việc tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin cần thiết, bạn cũng nên lưu ý hạn chế các loại thức ăn, đồ uống có khả năng khiến tình trạng gàu nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
Thực phẩm cần tránh |
Lý do |
Đồ uống có còn như bia, rượu |
Có thể kích thích tạo gàu nhiều hơn. |
Thực phẩm nhiều đường: bánh, kẹo,… |
Thúc đẩy nấm men phát triển trên da, tạo điều kiện cho gàu hình thành. |
Thực phẩm chứa nhiều chất béo |
Tăng lượng dầu, bã nhờn, khiến da đầu bị bít tắc gây gàu, ngứa. |
3. Hướng dẫn giảm gàu bằng cách bổ sung vitamin qua dầu gội đầu/dưỡng tóc
Bên cạnh việc lựa chọn bổ sung vitamin cần thiết thông qua ăn uống, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm các loại dầu gội hoặc sản phẩm dưỡng tóc (xịt dưỡng tóc, nước dưỡng, serum, kem ủ,…) chứa các loại vitamin B, A, C, E,… để hạn chế tình trạng thiếu hụt, thúc đẩy gàu hình thành trên da đầu.
Ngoài ra, nếu bị gàu nặng, bạn nên dùng thêm dầu gội chứa thành phần trị gàu chuyên biệt như ciclopirox, coal tar, ketoconazole, acid salicylic, sulfur, selenium sulfide, zinc pyrithione,… để giúp làm sạch tóc và da đầu, giảm ngứa.
Lưu ý: Thiếu hụt vitamin là một trong những yếu tố khiến tình trạng gàu của bạn trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên thiếu hụt vitamin không phải nguyên nhân gây gàu, do đó không phải chỉ cần bổ sung vitamin là chắc chắn bạn có thể khắc phục được tình trạng gàu ngứa. Tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây gàu tại đây để xác định cách khắc phục đúng và đánh bay gàu hiệu quả. |
4. Dầu gội dược liệu Nguyên Vương – Nuôi dưỡng tóc và da đầu giúp giảm gàu hiệu quả
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương được chiết xuất từ các dược liệu và thảo mộc tự nhiên an toàn, có khả năng làm sạch gàu và dưỡng tóc khỏe mạnh. Đặc biệt, trong thành phần cấu tạo của sản phẩm gồm có: vitamin C từ chanh Yuzu, vitamin B từ hạt lanh, vitamin E,A từ mầm lúa mì…. có thể bổ sung dưỡng chất dồi dào cho tóc và da đầu khi gội, giảm thiểu nguy cơ thiếu vitamin và ngăn chặn gàu tái xuất hiện.
Hiện tại, sản phẩm dầu gội dược liệu Nguyên Vương đang được phân phối trên thị trường với 2 phiên bản:
-
Lịch Lãm: Có hiệu quả giúp làm sạch gàu, hết ngứa, suôn mượt tóc, lưu lại mùi thơm trầm ấm, dễ chịu.
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm
-
Sảng Khoái: Giúp cân bằng dầu trên da đầu, làm sạch gàu, bã nhờn và giảm ngứa, lưu lại hương thơm sảng khoái cuốn hút, thời thượng trên tóc.
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc bị gàu là thiếu vitamin gì cũng như chia sẻ một số cách bổ sung vitamin hiệu quả, an toàn. Bạn đọc quan tâm nếu cần thêm thông tin tư vấn, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Nguyên Vương để được trợ giúp nhanh chóng tại hotline: 1900 571 255.
Nguồn tham khảo:
- Medical News Today, “Benefits and sources of vitamin B2”, xem tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/219561, xuất bản ngày 7 tháng 3 năm 2017.
- Healthessentials, “Top 7 Benefits of Vitamin B6”, xem tại: https://health.clevelandclinic.org/vitamin-b6/, xuất bản ngày 30 tháng 12 năm 2022.
- R. Morgan Griffin, “Niacin (Vitamin B3)”, xem tại: https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-niacin, xuất bản ngày 26 tháng 4 năm 2022.
- Medical News Today, “Why do we need biotin (vitamin B7)?”, xem tại: https://www.medicalnewstoday.com/articles/287720, xuất bản ngày 10 tháng 5 năm 2023.
- Harvard T.H. Chan School of Public Health, “Biotin – Vitamin B7”, xem tại: https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/biotin-vitamin-b7/, xuất bản tháng 3 năm 2023.
- National Institutes of Health, “What are vitamin A and carotenoids and what do they do?”, xem tại: https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-Consumer/, xuất bản ngày 12 tháng 8 năm 2022.
- Mayo Clinic Staff, “Vitamin C”, xem tại: https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-vitamin-c/art-20363932, xuất bản ngày 10 tháng 8 năm 2023.
- Natural Library of Medicine, “The Role of Vitamin E in Human Health and Some Diseases”, xem tại: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3997530/, xuất bản ngày 7 tháng 4 năm 2014