Bạn đã gội đầu rất nhiều lần, gãi thật sạch và thậm chí là dùng đến hai lần dầu gội nhưng ngay sau khi sấy khô vẫn thấy gàu xuất hiện trên tóc? Vậy tại sao gội đầu xong vẫn có gàu, nguyên nhân do bạn gội sai cách hay có da đầu đang gặp phải vấn đề mà bạn không biết? Hãy tìm hiểu chi tiết về lý do gội đầu xong vẫn có gàu và cách khắc phục tình trạng gàu hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu?
Nguyên nhân khiến gàu vẫn xuất hiệu sau khi gội đầu có thể do bạn gội đầu chưa sạch, dị ứng với thành phần của dầu gội, thay đổi dầu gội liên tục, không tẩy da chết da đầu, gội đầu với nước quá nóng… Chi tiết hãy cùng tìm hiểu ở nội dung dưới đây:
1. Do gội đầu chưa sạch hoàn toàn
Gàu xuất hiện sau khi gội đầu xong có thể do bạn gội đầu chưa đúng cách, chưa làm sạch hoàn toàn các mảng da chết. Do đó khi sấy đầu và chải tóc, các mảng da đầu này sẽ bong ra, rụng xuống dưới dạng gàu.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến ngay sau khi gội đầu xong vẫn có gàu mà nhiều người không ngờ đến. Đặc biệt tình trạng này sẽ xảy ra thường xuyên hơn với những người sở hữu da đầu khô hoặc vào mùa đông khi độ ẩm thấp khiến da đầu dễ bong tróc.
2. Do dị ứng với thành phần trong dầu gội
Một nguyên nhân khác khiến gội đầu xong vẫn có gàu chính là dị ứng với thành phần có trong dầu gội. Một số dầu gội chứa chất hoạt động bề mặt mạnh, hoặc các chất dễ gây kích ứng như cồn, silicon, paraben… có thể khiến da đầu xảy ra tình trạng bong tróc và rơi xuống thành các mảng gàu lớn. Điều này thường gặp hơn với những người sở hữu da đầu nhạy cảm, dễ kích ứng.
Để xác định dị ứng thành phần trong dầu gội có phải là lý do khiến gội đầu xong vẫn có gàu hay không bạn có thể thử dừng sử dụng dầu gội hiện tại trong 1 – 2 tuần. Thay vào đó là sử dụng thảo dược tự nhiên như bồ kết, chanh, vỏ bưởi để làm sạch da đầu. Nếu tình trạng gàu thuyên giảm thì chứng tỏ bạn nên xem xét lại bảng thành phần của sản phẩm dầu gội đang sử dụng.
3. Do không tẩy da chết da đầu
Tẩy da chết cho da đầu vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với phần đông mọi người. Đây là phương pháp sử dụng một số sản phẩm như muối, bã cà phê, đường… để ma sát trên da đầu nhằm loại bỏ sạch cả những biểu bì da đã và đang bị bong tróc. Từ đó hạn chế tình trạng các mảng da này bong ra ngay sau khi gội và trở thành gàu.
Thực tế trong dầu gội đã có thành phần làm sạch nhất định nên không phải khi nào cũng cần đến bước tẩy da chết. Tuy nhiên nếu bạn sở hữu da đầu khô dễ bong tróc, bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, nắng nóng, khô hanh hoặc dầu gội hiện tại có thành phần làm sạch quá yếu thì tẩy da chết da đầu là một bước nên có để loại bỏ sạch gàu trong khi gội.
4. Do thay đổi dầu gội liên tục
Các loại dầu gội đầu khác nhau thường có sự bất đồng trong thành phần và tính năng. Nếu bạn thay đổi dầu gội liên tục, da đầu và tóc phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất khác nhau. Điều đó có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn, dần dần gây ra các phản ứng kích ứng như: bong tróc thành các mảng gàu, châm chích ngứa ngáy, tiết nhiều dầu bất thường…
5. Do gội đầu với nước quá nóng
Gội đầu bằng nước quá nóng cũng là một lý do dẫn đến tình trạng gội đầu xong mà vẫn có gàu. Nước ở nhiệt độ cao dễ dàng làm sạch hết lớp dầu nhờn tự nhiên có vai trò giữ ẩm cho da đầu. Gội đầu với nước nóng trong thời gian dài sẽ khiến da đầu trở nên khô hơn và dễ bị bong trong thành các mảng gàu. Tình trạng này sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và mùa hanh khô.
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Bị gàu nặng phải làm sao? Cách khắc phục như thế nào?
6. Do ủ tóc không đúng cách
Trong thành phần của các hỗn hợp ủ tóc có chứa một lượng lớn các chất dưỡng ẩm. Khi bạn để hỗn hợp này tiếp xúc trong thời gian quá dài với da đầu sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó khiến dầu nhờn tích tụ trên da đầu. Đây là môi trường lý tưởng cho nấm men gây gàu phát triển mạnh mẽ. Kết hợp với việc không làm sạch hoàn toàn hỗn hợp ủ tóc trên da đầu sẽ khiến tình trạng gàu xuất hiện nhiều và nặng hơn ngay cả sau khi sau khi gội.
7. Do sử dụng dầu xả trực tiếp trên da dầu
Một trong những nguyên nhân khác khiến gội đầu xong vẫn có gàu là do bạn đang sử dụng dầu xả sai vị trí. Thành phần dầu xả chứa rất nhiều các chất giúp dưỡng ẩm cũng như silicon. Do đó nếu thoa lên da đầu có thể gây ra tình trạng thừa ẩm hoặc bít tắc lỗ chân lông, từ đó gián tiếp khiếp tuyến dầu hoạt động mạnh hơn, bã nhờn bị tích tụ trong lỗ chân lông gây ra gàu.
8. Do sấy tóc ở nhiệt độ quá cao
Một số trường hợp quá trình gội đầu của bạn không phát sinh sai sót nào, xong gàu vẫn tiếp tục xuất hiện ngay sau khi gội. Nguyên nhân của điều này có thể do cách bạn làm khô tóc với máy sấy. Sấy tóc bằng mức nhiệt quá nóng (chế độ max) làm da đầu thiếu ẩm dẫn đến tình trạng khô, bong tróc da đầu, từ đó mà gây ra gàu.
9. Chăm sóc không đúng cách khi đang mắc các bệnh lý về da đầu
Trong một số trường hợp, gàu là biểu hiện cho việc bạn đang mắc phải một số bệnh lý về da đầu như nấm da đầu, viêm da, vảy nến. Biểu hiện của bệnh lý sẽ không thể giảm bớt nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó ngay cả sau khi gội, phần da trên đầu vẫn liên tục bị bong tróc tạo thành các mảng gàu.
>>> Nếu da đầu bị gàu từng mảng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh lý. Trong trường hợp này, bạn nên nhanh chóng đi khám da liễu để được tư vấn chính xác, từ đó có cách điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, việc chăm sóc tóc không đúng cách có thể khiến da đầu bị nổi mẩn đỏ. Từ đó, khiến da đầu trở nên yếu ớt, dễ bị tổn thương và mắc phải các bệnh lý về da đầu.
Cách để gội đầu xong không bị gàu
Để khắc phục tình trạng gội đầu xong vẫn có gàu, bạn cần điều chỉnh quy trình gội đầu của mình, đồng thời lưu ý hơn trong quá trình chọn sản phẩm chăm sóc tóc.
1. Chải tóc trước khi gội đầu
Đây là một thao tác không nên bỏ qua đặc biệt với các bạn nữ. Chải tóc trước khi gội giúp bạn gỡ các điểm bị rối, giúp tóc mượt, tách rời nhau, từ đó tạo điều kiện cho dầu gội tiếp xúc với mọi khu vực và phát huy khả năng làm sạch hiệu quả. Đồng thời khi tóc mượt các mảng da đầu bị bong tróc ra trong quá trình gội cũng sẽ dễ dàng bị cuối trôi đi chứ không mắc lại ở thân tóc.
Bạn nên chọn một chiếc lược tròn có đệm khí để chải đầu vì khả năng gỡ rối của chiếc lược này khá tốt và không khiến da đầu bị đau. Khi chải đến đuôi tóc bạn hãy lấy tay giữ phần thân tóc để da đầu không bị kéo theo tóc gây đau rát.
2. Tẩy da chết da đầu trước khi dùng dầu gội
Tẩy da chết giúp loại bỏ các mảng biểu bì bong tróc khỏi da đầu, sau đó dầu gội chỉ cần hoàn thành công việc còn lại là loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn khỏi da đầu. Khi mới bắt đầu làm quen với việc tẩy da chết da đầu bạn nên chọn các sản phẩm có thành phần tự nhiên như bã cà phê, đường nâu… với kết cấu mịn vừa đủ để không làm tổn thương da đầu. Thao tác thực hiện như sau:
- Làm ẩm da đầu với nước sạch
- Rẽ tóc thành nhiều đường từ trán đến đỉnh đầu
- Bôi hỗn hợp tẩy da chết dọc theo đường ngôi tóc đã rẽ
- Sau đó lấy phần thịt mềm ở mười đầu ngón tay mát xa đều hỗn hợp tẩy da chết lên khắp da đầu một cách nhẹ nhàng, không gãi hay chà mạnh.
- Dùng nước ấm khoảng 30 độ (không nên nóng hơn) để xả sạch tóc.
Tần suất tẩy da chết trung bình khoảng 1 – 2 lần/tuần để loại bỏ dầu thừa, bã nhờn và vảy gàu để da đầu sạch sẽ, khỏe mạnh.
3. Lựa chọn loại dầu gội phù hợp với đặc điểm của tóc
Để hạn chế tình trạng kích ứng và sinh ra gàu khi sử dụng dầu gội không phù hợp, bạn nên dựa vào đặc điểm của mái tóc mình để lựa chọn dầu gội có thành phần phù hợp:
Dầu gội dành cho tóc dầu:
Tóc dầu là mái tóc xuất hiện tình trạng dầu nhờn, bết dính ngay 1 ngày sau khi gội. Với mái tóc này, để hạn chế tình trạng gàu xuất hiện, bạn nên lựa chọn dầu gội:
- Dầu gội chứa các thành phần làm sạch tốt, đủ khả năng cuốn đi bã nhờn, bụi bẩn và mảng gàu nhỏ còn lại.
- Dầu gội với thành phần dưỡng ẩm dịu nhẹ, chỉ đủ để cân bằng ẩm và hạn chế tác động làm khô da của thành phần làm sạch. Hạn chế những chất dưỡng ẩm mạnh vì chúng có thể khiến da đầu bị bít tắc, tạo điều kiện cho gàu phát triển.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm xả gội 2 trong 1 vì thành phần dưỡng ẩm trong dầu xả thường khiến da đầu trở nên quá dầu nhờn.
Dầu gội dành cho tóc khô:
Tóc khô là mái tóc khó bị bết, có thể phải 2-3 ngày mới cần gội lại. Với mái tóc này bạn nên lựa chọn dầu gội theo các tiêu chí như sau để tránh tình trạng gàu xuất hiện ngay sau khi gội:
- Dầu gội chứa các thành phần dưỡng ẩm tốt như Glycerin/glycerol, vitamin E, Keratin, axit amino (có trong nha đam – Aloe Vera), Polyquaternium/Quaternium, Dimethicone/Cyclomethicone, Panthenol (vitamin B), dầu hạt phỉ (Hazelnut oil),… để giúp cân bằng độ ẩm cho da đầu, ngăn tình trạng bong tróc biểu bì da tạo thành gàu.
- Dầu gội chứa thành phần làm sạch dịu nhẹ như bồ kết, tràm trà, trà xanh… hạn chế các thành phần làm sạch hóa học vì chúng dễ khiến da đầu mất đi lớp dầu tự nhiên và trở nên khô hơn.
Ngoài ra với những ai sở hữu da đầu nhạy cảm thì trong quá trình lựa chọn dầu gội nên lưu ý đọc kỹ bảng thành phần và tránh các sản phẩm chứa chất sau:
- Các chất hoạt động bề mặt mạnh mẽ như Sodium lauryl sulfate (SLS), Sodium laureth sulfate (SLES và Sodium cocoyl Isethionate (SCI). Đây là những chất có khả năng tẩy rửa mạnh nên có thể gây khô da, làm mỏng biểu bì khiến gàu dễ xuất hiện.
- Các chất dễ gây kích ứng như Parabens, cồn
- Silicon vì thành phần này sẽ tạo thành lớp màng bao bọc trên da đầu và tóc, lâu dần dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khô tóc, mất cân bằng độ ẩm. Từ đó gây kích ứng da đầu và gàu.
Khi đã lựa chọn được sản phẩm dầu gội phù hợp bạn nên duy trì sử dụng. Nếu muốn thay đổi dầu gội thì hãy lưu ý giữa các lần thay đổi nên cách nhau 3 đến 4 tháng để da đầu có thời gian thích nghi.
Được chiết xuất từ các thành phần dược liệu và thảo mộc Phương Đông và Phương Tây như bồ kết, cỏ mần trầu, núc nác,… dầu gội dược liệu Nguyên Vương được đông đảo cánh mày râu lựa chọn bởi khả năng làm sạch gàu, hết ngứa nhanh chóng cùng mùi hương nam tính, quyến rũ mà không hề nồng, hắc. Hiện tại, thương hiệu Nguyên Vương đang phân phối trên thị trường 2 phiên bản dầu gội: Lịch Lãm và Sảng Khoái.
Thông tin chi tiết về từng sản phẩm, bạn đọc có thể tham khảo tại:
Dầu gội dược liệu Nguyên Vương có chứa bồ kết, núc nác, cỏ mần trầu,.. giúp làm sạch gàu trên da đầu và hỗ trợ điều trị các vấn đề bệnh lý liên quan đến da đầu
4. Dùng nước có độ ấm dưới 30 độ để gội đầu
Gội đầu bằng nước nóng sẽ tạo cảm giác thư thái, dễ chịu, nhưng do đó nhiều người dùng nước quá nóng để gội đầu dẫn đến tình trạng tóc khô, da đầu thiếu ẩm bong tróc. Nhiệt độ nước thích hợp để gội đầu là dưới 30 độ C – tương đương với nhiệt độ ngoài da của bạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể linh hoạt trong từng điều kiện: Trong điều kiện thời tiết ấm áp bạn có thể dùng nước mát để gội đầu, còn nếu thời tiết lạnh hơn hoặc trong trường hợp bạn cần làm sạch các sản phẩm ủ tóc gốc dầu thì nên lựa chọn nước ấm 30 độ.
5. Thao tác gội đầu đúng cách
Một bước quan trọng tiếp theo để khắc phục tình trạng gội đầu xong vẫn có gàu đó là cải thiện thao tác gội của bạn. Sau khi tẩy da chết xong, bạn hãy lấy một ít dầu gội ra bông tắm ẩm và dùng bông tắm để tạo bọt. Dùng phần bọt dầu gội đã đánh bông thoa đều lên toàn bộ da đầu, vừa thoa vừa lấy phần da mềm ở các đầu ngón tay để mát xa nhẹ nhàng nhằm làm bong hết các biểu bì da chết ra khỏi đầu. Bạn nên mát xa kỹ từng vùng da đầu và cả hai bên mai tóc, sau gáy để đảm bảo không có vùng da nào không được làm sạch.
Sau khi mát xa khoảng 5 phút, bạn có thể xả sạch dầu gội. Trong quá trình xả hãy lấy tay đan vào tóc và vuốt nhẹ từ đỉnh đầu xuống đuôi tóc để các mảng gàu không bị mắc lại vào chân và thân tóc.
6. Chỉ sử dụng dầu xả và ủ ở thân và đuôi tóc
Dầu xả và ủ tóc chứa thành phần dưỡng ẩm cao, do đó bạn không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Thay vào đó hãy chỉ sử dụng các sản phẩm này lên phần thân và đuôi tóc. Nếu ủ tóc bạn hãy dùng một màng ni lông để bọc phần tóc được ủ vào rồi sau đó mới cố định trên đỉnh đầu. Khi xả bạn hãy cúi đầu xuống và dội nước ấm từ thân tóc xuống để làm sạch toàn bộ tinh chất.
7. Sấy tóc ở chế độ mát hoặc để khô tự nhiên
Trong điều kiện thời tiết ấm áp bạn có thể dùng khăn khô mềm để thấm nước và lau khô tóc, sau đó để tóc khô tự nhiên. Trong điều kiện thời tiết lạnh hơn thì sau khi thấm khô tóc bạn có thể dùng máy sấy bật chế độ mát hoặc nóng nhẹ để làm khô tóc. Sấy đến khi tóc khô khoảng 80-90% thì dừng lại, sau đó để tóc khô tự nhiên sẽ giúp bạn tránh được tình trạng da đầu quá khô và bong tróc thành gàu sau khi gội.
8. Chăm sóc tóc đúng cách khi gặp vấn đề về da đầu
Trong trường hợp tình trạng gàu xuất hiện sau khi gội là biểu hiện của bệnh lý về da đầu bạn cần ưu tiên điều trị bệnh trước. Xác định đúng tình trạng bệnh lý đang gặp phải và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp là cách hiệu quả nhất để giảm gàu do bệnh lý. Sau khi xác định mình đang mắc các bệnh lý về da đầu bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị đúng cách. Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số loại dầu gội phù hợp cho từng vấn đề về da đầu như sau
Nguyên nhân |
Biểu hiện |
Loại dầu gội nên chọn |
Nấm da đầu |
Xuất hiện các vảy gàu trắng, có thể kèm theo mụn nước, da đầu thường xuyên ngứa ngáy, tóc rụng, có mụn viêm đỏ. |
Sử dụng dầu gội có chứa thành phần đặc trị như pyrithione, kẽm, ketoconazol hoặc selenium sulfide giúp kháng nấm, giảm gàu. |
Viêm da |
Da đầu bị đỏ, vảy gàu bong ra màu trắng hoặc hơi ngả vàng, triệu chứng gàu xuất hiện mạnh hơn vào thời điểm mùa thu, đông hàng năm. |
Dùng dầu gội chứa kẽm và pyrithione có tác dụng kháng khuẩn, điều trị viêm da. |
Vảy nến |
Ban đỏ xuất hiện trên da kèm theo vảy gàu khô, trắng, bong tróc nhiều quanh viền trán, tai, da đầu khô rát, ngứa ngáy nhưng ít rụng tóc. |
|
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có được hiểu biết cặn kẽ về tình trạng gàu do bệnh lý, bạn đọc nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia da liễu. Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp ứng phó theo từng nguyên nhân cụ thể, chúng ta cũng nên kết hợp với việc duy trì sử dụng dầu gội có khả năng làm sạch gàu mỗi ngày để có thể khắc phục tình trạng gàu ngứa hiệu quả và nhanh chóng hơn.
>>> Tham khảo thêm những mẹo gội đầu hết gàu cực chi tiết tại đây!
Bên cạnh những thói quen khiến bạn vô tình “sống chung” với gàu, chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt ảnh hưởng đến tình trạng gàu ở da đầu. Cùng Nguyên Vương tìm hiểu bị gàu thiếu vitamin gì?
Hướng dẫn cách trị gàu tại nhà hiệu quả
Gội đầu đúng cách là một trong những phương pháp hữu hiệu để tạm biệt tình trạng da đầu gàu ngứa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thử kết hợp gội đầu trị gàu cùng với những phương pháp từ thiên nhiên để thúc đẩy quá trình trị gàu, khiến da đầu nhanh chóng trở về trạng thái thoáng sạch.
1. Cách trị gàu bằng chanh
Chanh có khả năng trị gàu nhờ chứa axit atric, vitamin B cùng nhiều thành phần có lợi khác. Bạn có thể sử dụng phương pháp trị gàu bằng chanh với tần suất 1 ngày/1 lần trong tuần đầu tiên và giảm dần 3 – 4 ngày/lần trong các tuần tiếp theo cho đến khi thấy gàu thuyên giảm và hết dần.
Trước mỗi lần gội đầu, bạn có thể massage đều nước cốt chanh hoặc nước cốt chanh pha loãng lên chân tóc trong vòng 5 – 10 phút để có thể tăng cường khả năng trị gàu. Sau đó, xả sạch tóc dưới nước ấm và gội lại bằng dầu gội thông thường.
Tìm đọc cách trị gàu bằng chanh để tham khảo thêm các phương pháp điều trị gàu khác từ chanh.
2. Cách trị gàu bằng muối
Muối là thành phần tẩy tế bào chết, làm thông thoáng da đầu, thúc đẩy quá trình thay mới da chết, làm bong các vảy gàu, cũng như làm sạch các bã nhơn, bụi bận tích tụ, từ đó, quá trình trị gàu diễn ra suôn sẻ hơn.
Trước khi gội đầu, hãy chuẩn bị hỗn hợp nước muối pha loãng. Sau đó, bạn tiến hành massage hỗn hợp nước muối pha loãng trên da đầu từ 5 – 10 phút. Tiếp theo, bạn xả sạch bằng nước và gội đầu lại bằng dầu gội đầu thông thường.
Đọc chi tiết các bước trị gàu bằng muối.
3. Cách trị gàu bằng bia
Bia có chứa lượng lớn cồn có khả năng kháng khuẩn, giúp làm sạch dầu thừa, bã nhờn, từ đó, làm giảm tình trạng gàu ngứa da đầu. Bạn tiến hành xả tóc với bia, massage khoảng từ 3 – 5 phút và ủ tóc trong khoảng 10 – 15 phút. Lưu ý sử dụng lực massage vừa đủ để không làm xước da đầu nhưng vẫn đảm bảo làm sạch bã nhờn và các mảng gàu. Sau đó, gội lại đầu với nước lạnh.
Tham khảo những phương pháp trị gàu bằng bia.
4. Cách trị gàu bằng gừng
Trong thành phần của gừng chứa một lượng lớn gingerol và shogaol đã được chứng minh có khả năng chống viêm hiệu quả, trị gàu hiệu quả. Từ đó nhanh chóng loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết để làm sạch da đầu đồng thời làm giảm tình trạng bong tróc da. Bạn cần chuẩn bị nước cốt gừng bằng cách xay nhuyễn hoặc giã nhỏ gừng để lọc, sau đó, sử dụng hỗn hợp này massage nhẹ trong vòng 15 – 20 phút và xả lại bằng nước sạch.
Xem thêm 11 cách trị gàu bằng gừng.
5. Cách trị gàu bằng nha đam
Việc sử dụng nha đam để trị gàu nhờ vào khả năng làm dịu, phục hồi da đầu vượt trội. Tác dụng của nha đam trong việc trị gàu bao gồm: Tác dụng dưỡng ẩm cho da đầu bị khô; chống viêm giúp giảm kích ứng da đầu; chống oxy hóa có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào. Bạn tiết hành rửa sạch lá nha đam và nạo lấy phần ruột bên trong. Ủ tóc bằng phần thịt nha đam trong 15 phút sau đó xả lại bằng nước sạch.
6. Cách trị gàu bằng baking soda
Baking soda có khả năng loại bỏ gàu nhờ chứa chất kháng axit tự nhiên giúp cân bằng độ pH cho da đầu, làm sạch gàu, tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm mốc gây ra gàu. Bạn tiến hành hoà tan hỗn hợp bao gồm baking soda và nước ấm, sau đó, xả ướt tóc và massage hỗn hợp này lên da đầu trong 15 phút. Cuối cùng, xả sạch tóc lại với nước và gội đầu lại bằng dầu gội thông thường.
7. Cách trị gàu bằng giấm táo
Theo tạp chí Heathline trong giấm táo sở hữu nhiều thành phần có lợi đã được chứng minh có khả năng làm sạch gàu hiệu quả như: axit axetic, axit malic,… Để tiến hành trị gàu bằng giấm táo, bạn cần chuẩn bị một hỗn hợp giấm táo hoà với nước lọc. Sau đó, tiến hành massage nhẹ nhàng trong 5 – 10 phút để tăng hiệu quả trị gàu rồi xả sạch lại với nước.
Đọc chi tiết TOP 14 cách trị gàu bằng giấm táo đơn giản.
8. Cách trị gàu bằng dầu oliu
Dầu oliu chứa chất kháng khuẩn làm sạch tự nhiên cùng các thành phần dưỡng ẩm, vitamin, khoáng chất, giúp làm giảm tình trạng gàu da dầu. Tuy nhiên, nếu bạn sở hữu da đầu dầu, nhanh bết, bạn nên thử những phương pháp thiên nhiên khác để tránh da đầu tiết dầu nhiều hơn, từ đó, khiến da đầu dễ sản sinh ra gàu. Bạn chỉ cần massage theo hình tròn toàn bộ da đầu bằng 3-4 giọt dầu oliu và ủ trong vòng 15 phút. Cuối cùng, xả tóc bằng nước đến khi dầu oliu không còn bám trên da đầu và tiến hành gội đầu bằng dầu gội thông thường.
Có thể bạn quan tâm: Cách trị gàu bằng dầu oliu.
9. Cách trị gàu bằng dầu gội đặc trị
Bên cạnh những phương pháp từ thiên nhiên, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dầu gội đặc trị như một cách trị gàu dứt điểm.
- Dầu gội Nizoral.
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương.
- Dầu gội điều trị gàu Nazorel.
- Dầu gội trị gàu Jasunny.
- Dầu gội chống gàu Haircare Bimex.
Mọi người cũng quan tâm: TOP 14 dầu gội trị gàu hiệu quả, sạch gàu nhanh tốt nhất 2023.
Giải đáp những băn khoăn khác khi gội đầu
Bị gàu có nên gội đầu nhiều?
Gội đầu nhiều lần không phải phương pháp trị gàu hiệu quả vì nó có thể khiến da đầu bị tổn thương, thiếu ẩm, kích ứng và sinh ra gàu nhiều hơn. Chi tiết tần suất gội đầu phù hợp khi bị gàu sẽ phụ thuộc vào đặc điểm da đầu của bạn, tham khảo tại bài viết Bị gàu có nên gội đầu nhiều.
Tại sao gội đầu xong vẫn ngứa?
Gội đầu xong vẫn ngứa có thể do bạn chưa làm sạch đầu đúng cách trong quá trình gội khiến bã nhờn, tế bào chết hoặc dầu gội vẫn còn bám trên bề mặt da, gây bít tắc lỗ chân lông.
Tại sao gội đầu xong vẫn bết?
Gội đầu xong vẫn bết có thể do bạn sử dụng dầu gội chưa phù hợp, điều này đặc biệt xảy ra nhiều với các bạn có da đầu dầu. Nếu bạn sở hữu làn da dầu thì nên lựa chọn các loại dầu gội có khả năng làm sạch sâu và hạn chế các loại dầu gội chứa thành phần dưỡng ẩm cao vì như vậy sẽ khiến da thừa ẩm, tăng sinh bã nhờn, bít tắc lỗ chân lông, gây ngứa ngáy.
Đồng thời để hạn chế tình trạng tóc bết sau khi gội bạn có thể lược bỏ bước sử dụng dầu xả. Vì thành phần dầu xả chứa rất nhiều chất làm ẩm và mượt tóc sẽ khiến tóc bị bết nhanh hơn.
Bài viết đã giải đáp chi tiết thắc mắc tại sao gội đầu xong vẫn có gàu cũng như đề xuất một số giải pháp phù hợp để khắc phục. Trong trường hợp cảm thấy vẫn còn băn khoăn ở bất cứ vấn đề gì liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp hotline Nguyên Vương 1900 571 255 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh nhất từ các chuyên gia.
Nguồn tham khảo:
- AuthorKenneth Byrd, “Why Do I Still Have Dandruff After Washing My Hair?, xem tại: https://www.curlcentric.com/why-do-i-still-have-dandruff-after-washing-my-hair (xuất bản ngày 18 tháng 10 năm 2023).
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, “GÀU LÀ GÌ? 10 NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN BẠN CẦN BIẾT”, xem tại: https://tamanhhospital.vn/gau/ (xuất bản ngày 13 tháng 8 năm 2023)
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, “Những điều cần biết về bệnh gàu”, xem tại: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-gau/