Nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì và cách khắc phục hiệu quả

06:47 - 06.03.2024 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Bạn nam tuổi 14, 15 đã bị rụng tóc nhiều bất thường liệu có phải là dấu hiệu sức khỏe có vấn đề? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Làm sao để hết rụng tóc ở tuổi dậy thì và kích thích tóc mọc dày? Tại đây hãy cùng Nguyên Vương áp dụng những kiến thức khoa học để hiểu rõ hơn về tình trạng rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì và tìm ra câu trả lời từng câu hỏi trên!

Rụng tóc ở tuổi dậy thì có sao không?

Thông thường tình trạng rụng tóc ở tuổi dậy thì không phải vấn đề nghiêm trọng, không gây nguy hại đến sức khỏe. Tóc bị rụng nhiều bất thường có thể do thay đổi hóc môn trong thời kỳ dậy thì, do chế độ ăn uống thiếu chất hoặc chăm sóc tóc không đúng cách… Vì vậy chỉ cần xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp cải thiện phù hợp thì tình trạng rụng tóc sẽ dần suy giảm.

Tuy nhiên, mặc dù hiếm gặp hơn nhưng rụng tóc cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc vấn đề về sức khỏe. Rụng tóc nghiêm trọng sẽ có đặc điểm như:

  • Tóc mỏng dần và đường chân tóc rút dần về phía đỉnh đầu: Ở nam giới bình thường, chân tóc tạo thành một đường liền mạch từ thái dương này sang thái dương bên kia. Nếu đường chân tóc đột nhiên trở nên thưa hơn, lõm vào trong hoặc rút dần về phía đỉnh đầu thì bạn nên cẩn trọng vì đây là biểu hiện của hói đầu nam.
  • Khu vực tóc rụng không thấy tóc mới mọc lên: Nếu theo đúng chu trình phát triển thì tóc mới sẽ liên tục được sinh ra và thay thế phần tóc rụng xuống. Tuy nhiên nếu bạn thấy một số vị trí trên da đầu thường rụng tóc nhưng lại không có tóc con mọc lên thì đây có thể là biểu hiện sớm của hói đầu.
  • Tóc rụng nhiều có cả chân trắng: Phần màu trắng trên sợi tóc là chân tóc hay gốc tóc. Tóc rụng xuống kèm cả chân trắng có thể là biểu hiện của việc rụng tóc vĩnh viễn và không thể mọc lại.
  • Tóc rụng kèm theo các dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Phát ban, ngứa ngáy da đầu…
Dấu hiệu rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì
Dấu hiệu rụng tóc nhiều ở nam giới trẻ bắt đầu từ lượng tóc rụng mỗi ngày nhiều hơn mức trung bình, cho đến tình trạng thưa dần đường chân tóc

Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nam, đồng thời gia tăng rủi ro dẫn tới hói đầu sớm. Ở phần tiếp theo đây hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân rụng tóc ở nam tuổi dậy thì để xác định nhanh xem tình trạng rụng tóc đang gặp phải do vấn đề gì gây ra, từ đó có cách khắc phục hiệu quả.

Tại sao lại rụng tóc ở tuổi dậy thì nam?

Rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì có thể xuất phát từ những nguyên nhân như thay đổi hóc môn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên tác động làm hư tổn tóc, hoặc do mắc các bệnh lý như nấm da đầu, bệnh rụng tóc, chứng rụng tóc Telogen… Để xác định đúng nguyên nhân bạn cần dựa vào các biểu hiện đi kèm, cụ thể như sau:

1. Do thay đổi hóc môn ở tuổi dậy thì

Nguyên nhân thường gây ra rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì là sự thay đổi trong hàm lượng hóc môn DHT (dihydrotestosterone) – một loại hóc môn giới tính, quyết định các đặc điểm của giới tính nam. Ở độ tuổi dậy thì, hóc môn sinh dục nam là testosterone tăng cao và sản xuất ra DHT. Lượng DHT dồi dào này có thể liên kết với các thụ thể tế bào nang trên da đầu, làm thu nhỏ nang tóc và rút ngắn giai đoạn phát triển của tóc. Từ đó khiến tóc mọc ra trông mỏng hơn, dễ gãy ngang thân hoặc bị rụng sớm hơn so với chu kỳ bình thường của nó. Sự phát triển quá mạnh của DHT cũng ngăn cản sợi tóc phát triển bình thường, dẫn đến chân tóc bị thoái hóa và chậm mọc, hoặc không mọc lại.

Để nhận biết bạn nam có đang bị rụng tóc do thay đổi hóc môn ở tuổi dậy thì hay không có thể dựa vào các biểu hiện như: Tóc rụng nhiều bất thường kèm theo các thay đổi đặc trưng của nam giới khi bước vào độ tuổi dậy thì (mọc râu, vỡ giọng, tăng chiều cao nhanh chóng…).

Khả năng mọc lại tóc: Ở đa số trường hợp, tình trạng rụng tóc do thay đổi hóc môn ở tuổi dậy thì sẽ giảm dần và tóc sẽ mọc lại khi hàm lượng hóc môn trong cơ thể tự cân bằng lại.

2. Do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu cho tóc

Chế độ ăn uống thiếu chất cũng là một trong những lý do tại sao tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể bạn nam sẽ có nhiều sự thay đổi, tương ứng với đó là sự đòi hỏi nhiều hơn về các chất dinh dưỡng. Khi bị thiếu các chất dưới đây, nang tóc của bạn nam ở giai đoạn 14 – 18 tuổi sẽ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi sợi tóc phát triển, khiến tóc yếu đi và rụng dần:

  • Sắt.
  • Kẽm.
  • Niacin (vitamin B3).
  • Biotin (vitamin B7).
  • Vitamin D.
  • Protein và các amino axit.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây rụng tóc ở tuổi dậy thì
Chế độ dinh dưỡng, thói quen chăm sóc tóc không đúng cách, lối sống chưa phù hợp… đều có thể thúc đẩy nguy cơ rụng tóc

Để nhận biết tình trạng rụng tóc nhiều ở nam có phải do thiếu chất dinh dưỡng hay không, bạn cần theo dõi các biểu hiện sau:

  • Tóc khô, dễ gãy, đi kèm với tình trạng chẻ ngọn.
  • Mỗi ngày, tóc rụng nhiều hơn mức trung bình; thời gian rụng kéo dài khiến mái tóc mỏng dần.
  • Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Da khô.

Khả năng mọc lại tóc: Nếu biết thay đổi kế hoạch và chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt, trong khoảng 3 tháng, tóc có thể bắt đầu mọc lại và phục hồi độ dày như trước.

3. Do căng thẳng, lo âu

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, cùng với những sự thay đổi trong tâm lý tính cách, thay đổi trong các mối quan hệ xung quanh, là những áp lực về học tập. Điều này thường khiến nhiều bạn nam gặp phải tình trạng căng thẳng, lo âu. Khi này cơ thể sẽ gia tăng giải phóng hóc môn corticosterone khiến các tế bào gốc nang lông bị đẩy nhanh đến giai đoạn nghỉ ngơi. Ở giai đoạn này, các tế bào gốc nang lông sẽ hoạt động chậm lại dẫn đến tóc mới mọc chậm, trong khi tóc cũ vẫn tiếp tục rụng xuống.

Bên cạnh rụng tóc nhiều, bạn nam bị căng thẳng lo âu ở độ tuổi dậy thì thường có các biểu hiện như:

  • Dễ cáu kỉnh, mất bình tĩnh
  • Khó tập trung, thường xuyên bồn chồn, lo lắng
  • Dễ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu hoặc đau dạ dày
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

Khả năng mọc lại tóc: Rụng tóc nhiều ở nam do nguyên nhân căng thẳng lo âu sẽ thuyên giảm sau 1-2 tháng kể từ khi tình trạng stress được khắc phục. Tóc mới có thể mọc lại ngay sau đó.

4. Do yếu tố di truyền

Di truyền gen hói đầu từ những thành viên trong gia đình cũng là nguyên nhân gây ra rụng tóc sớm ngay từ tuổi dậy thì ở nam giới. Gen di truyền AR là yếu tố chính gây ra tình trạng này. Về cơ bản, gen này kiểm soát phản ứng của cơ thể với nội tiết tố androgen, là hormone sinh dục nam, bao gồm testosterone và dihydrotestosterone (DHT). Những bạn nam có thành viên trong gia đình từng bị hói đầu thì đều có rủi ro nhận gen AR chứa đặc điểm đặc biệt, khiến testosterone và dihydrotestosterone sản sinh ra nhiều bất thường ngay từ độ tuổi 14, 15. Như đã nhắc đến ở trên, sự mất cân bằng của các hóc môn này sẽ dẫn đến các nang tóc bị co lại, sợi tóc mỏng hơn và dễ rụng.

Không dễ để tự phán đoán xem nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì có phải do di truyền hay không. Về cơ bản nếu trong gia đình bạn, đặc biệt là cha và mẹ gặp phải tình trạng rụng tóc, hói đầu sớm thì khả năng bạn di truyền gen này là hoàn toàn có thể. Ngoài ra tóc thường rụng từ đỉnh đầu, đường chân tóc cũng có xu hướng lùi dần về sau. Sợi tóc rụng sẽ có cả chân tóc.

Khả năng mọc lại tóc: Rụng tóc ở nam do nguyên nhân di truyền thường không thể khắc phục hoàn toàn. Bạn cần phải áp dụng nhiều phương pháp kích thích mọc tóc mới và chăm sóc tóc liên tục để đảm bảo tịnh trạng rụng không trở nên nghiêm trọng hơn và gây hói đầu.

5. Do lối sống chưa lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt sau đây cũng có thể là lý do rụng tóc ở tuổi dậy thì nam:

  • Hút thuốc lá: Nicotine và các thành phần hóa chất trong thuốc lá có thể gây tổn thương DNA tế bào và làm hỏng nang tóc. Ngoài ra chúng cũng gây ra tình trạng stress oxy hóa, giảm lưu thông máu lên não. Từ đó góp phần làm tăng nguy cơ rụng tóc.
  • Lạm dụng rượu, bia: Rượu, bia khiến cơ thể và làn da mất nước – bao gồm cả vùng da đầu. Điều này khiến tóc trở nên giòn và dễ gãy rụng hơn.
  • Ngủ nghỉ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya: Tình trạng này sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố và hàm lượng hormone trong cơ thể, gây cản trở quá trình cung cấp dinh dưỡng lên nang tóc, khiến nang dần yếu đi và làm tóc gãy rụng.

Khả năng mọc lại tóc: Sau khi điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, tóc có thể phục hồi và bắt đầu mọc trở lại.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây rụng tóc ở tuổi dậy thì
Chế độ dinh dưỡng, thói quen chăm sóc tóc không đúng cách, lối sống chưa phù hợp… đều có thể thúc đẩy nguy cơ rụng tóc

6. Do tạo kiểu tóc thường xuyên

Tạo kiểu tóc là sở thích của không ít bạn trẻ khi bước vào độ tuổi 14, 15. Tuy nhiên việc thường xuyên tạo kiểu tóc bằng nhiệt (uốn, ép, nhuộm, sấy nóng), hoặc để tóc tiếp xúc nhiều với hóa chất từ sản phẩm tạo kiểu tóc (dầu, gel, pomade…) cũng là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng nhiều.

Tóc hư tổn do tạo kiểu thường có biểu hiện là rụng ngang thân, tóc giòn dễ gãy và luôn khô xơ, chẻ ngọn.

Khả năng mọc lại tóc: Sau khi ngừng sử dụng các sản phẩm tạo kiểu, trong khoảng 6 tháng – 1 năm, mái tóc có thể phục hồi và bắt đầu mọc trở lại.

7. Do thói quen chăm sóc tóc chưa đúng cách

Tần suất gội đầu quá nhiều hoặc quá ít, không gội đầu sau khi chơi thể thao, đội mũ thường xuyên, để sáp/keo vuốt tóc qua đêm… có thể là những tác nhân khiến da đầu của bạn nam ở độ tuổi dậy thì trở nên dầu nhờn hơn. Lớp dầu nhờn tích tụ lâu ngày sẽ bít tắc lỗ chân lông khiến sợi tóc trở nên yếu và dễ gãy rụng.

Ngoài ra nếu bạn nam gội đầu bằng nước nóng hoặc sấy tóc ở nhiệt độ cao… cũng có thể khiến da đầu quá khô, tóc không được cung cấp đủ độ ẩm để phát triển và cũng dễ gãy rụng.

>> Cùng Nguyên Vương tìm hiểu Gội đầu đúng cách.

Để xác định tình trạng rụng tóc nhiều có phải do chăm sóc sai cách hay không bạn có thể theo dõi các biểu hiện:

  • Tóc rụng nhiều kèm theo tình trạng da đầu dầu nhờn, bết dính.
  • Da đầu có thể bị kích ứng (ngứa, mẩn đỏ) do sử dụng nhiều do các loại sáp dính trên tóc.

Khả năng mọc lại tóc: Sau khi điều chỉnh lại thói quen chăm sóc tóc, trong vòng 3 tháng, tóc có thể phục hồi và bắt đầu mọc trở lại.

Ngoài những nguyên nhân thường gặp như trên, rụng tóc ở tuổi dậy thì nam cũng có thể xảy ra do cơ thể mắc phải một số bệnh lý. Cụ thể một số nguyên nhân bệnh lý có thể gây rụng tóc có thể kể đến là:

8. Do rối loạn hệ miễn dịch

Rụng tóc bất thường ở nam giới khi còn trẻ có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý như rối loạn hệ thống miễn dịch. Khi mắc phải bệnh này hệ thống miễn dịch sẽ nhầm tưởng các tế bào nang tóc là tác nhân có hại, do đó chúng tấn công vào các nang tóc đang phát triển và khiến tóc rụng nhiều .

Rụng tóc ở nam thanh thiếu niên do rối loạn hệ miễn dịch có hai kiểu với các biểu hiện khá khác nhau:

  • Kiểu alopecia areata: Tóc rụng nhiều theo vùng, làm xuất hiện các mảng hói trên da đầu.
  • Kiểu alopecia totalis: Rụng toàn bộ tóc trên da đầu.
Rụng tóc kiểu Alopecia
Từ 1 đến 4 là kiểu rụng tóc alopecia areata, mức độ nặng nhất là hình số 5 – kiểu alopecia totalis – rụng toàn bộ tóc

Khả năng mọc lại tóc: Nếu được điều trị đúng cách, trong vòng 1 năm từ khi khỏi bệnh, mảng tóc bị rụng sẽ từ từ mọc lại.

9. Bệnh lupus ở da (Cutaneous Lupus)

Lupus trên da đầu có thể là một trong những lý do tại sao lại rụng tóc ở nhiều nam. Về cơ bản Lupus là một bệnh tự miễn, khiến cơ thể hiểu nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh là mối đe dọa nguy hiểm, nên đã tấn công vào các tế bào khỏe mạnh này, dẫn đến tổn thương da và các triệu chứng viêm loét, hình thành sẹo ở da đầu, rụng tóc.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lý này khá rõ ràng: Tóc rụng theo từng mảng, hoặc mái tóc bị thưa dần kèm theo triệu chứng phát ban, vết loét đỏ, có vảy và đôi khi ngứa ngáy.

Khả năng mọc lại tóc: Nếu trên da đầu hình thành mô sẹo, tóc sẽ bị rụng vĩnh viễn và không thể mọc lại.

10. Do bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da có thể lây từ người sang người, bệnh này dễ gặp ở các bạn nam trẻ tuổi do trong quá trình sinh hoạt, vui chơi họ sử dụng chung đồ vật cá nhân (mũ, lược chải đầu, gối, quần áo,…) với người bệnh. Khi da đầu bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện các nốt sần nhỏ, rải rác trên da đầu. Nền da tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gãy).

Dấu hiệu nhận biết rụng tóc do nấm da đầu: Các tổn thương, nhiễm trùng ở da đầu sẽ dẫn đến gãy tóc ở vùng sát gốc, làm xuất hiện các mảng hói tròn hoặc lấm chấm đen tại nơi tóc bị gãy. Kèm theo vùng da có thể bị sưng đỏ, đóng vảy. Ngoài ra, người bệnh có thể bị sốt hoặc nổi hạch.

Khả năng mọc lại tóc: Nấm da đầu cần được bác sĩ điều trị bằng các loại thuốc chống nấm trong khoảng 8 tuần. Vùng tóc đã gãy rụng vẫn có thể mọc lại nếu bệnh nấm da được chữa trị kịp thời, đúng cách và khỏi hẳn.

Nấm da đầu gây rụng tóc ở nam tuổi dậy thì
Bệnh nấm da đầu là một trong những nguyên nhân khiến tóc rụng từng mảng

11. Do hội chứng Trichotillomania

Trichotillomania là một hội chứng dạng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể xảy ra ở các bạn trẻ vào giai đoạn dậy thì khi các thay đổi bên trong cơ thể cùng với những áp lực học tập và thi cử khiến bạn trẻ bị căng thẳng quá độ. Khi mắc phải hội chứng này người bệnh sẽ liên tục kéo giật tóc như một cách giải tỏa tinh thần, từ đó làm nang tóc bị tổn thương và tóc mới khó mọc lại.

Biểu hiện của bệnh có thể kể đến là: Xuất hiện những vùng tóc bị rụng hoặc gãy loang lổ. Một số người còn ăn những sợi tóc đã nhổ khiến đường ruột có thể bị tắc búi tóc.

Khả năng mọc lại tóc: Tóc sẽ ngay lập tức mọc lại khi người bệnh ngừng các hành vi kéo, giật, nhổ tóc. Tuy nhiên khi mắc Trichotillomania, họ lại không nhận thức được điều đó, mà cần phải được trị liệu tâm lý để giúp thay đổi tâm trạng và hành vi.

12. Do chứng rụng tóc Telogen (Telogen effluvium)

Telogen là một giai đoạn trong chu kỳ phát triển của tóc, lúc này các nang tóc đang nghỉ ngơi, tóc cũ tự rụng để sợi tóc mới mọc thay thế. Thông thường, trong cùng một thời điểm, chỉ có khoảng 10 – 15% nang tóc(4) ở giai đoạn này; nhưng đối với bạn nam mắc phải Telogen effluvium, số lượng tóc vào giai đoạn Telogen nhiều hơn.

Telogen effluvium thường xảy ra sau một số sang chấn/căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần như:

  • Sốt rất cao hoặc nhiễm trùng nặng.
  • Sau đại phẫu thuật.
  • Chấn thương tâm lý, căng thẳng hoặc cảm xúc nghiêm tiêu cực nghiêm trọng do gặp sự kiện đau thương/tai nạn,…
  • Chế độ ăn kiêng không hợp lý, thiếu hụt protein trầm trọng; giảm cân đột ngột.

Biểu hiện: Trong vòng 2 – 3 tháng, tóc rụng rất nhiều, khoảng hơn 100 – 300 sợi/ngày, tổng lượng tóc rụng có thể chiếm đến 1/2 hoặc 3/4 mái tóc (5) khiến tóc mỏng dần đi. Một số người có thể bị xuất hiện các mảng hói trên da đầu.

Khả năng mọc lại tóc: Do khởi phát đột ngột và mang tính tạm thời nên tóc của nam giới bị Telogen efluvium vẫn có thể mọc lại, thời gian mọc mất khoảng 6 tháng – 1 năm.

Ở một số ít trường hợp, rụng tóc Telogen effluvium trở thành mãn tính và kéo dài nhiều năm khiến tóc không tự mọc lại. Một số loại thuốc được bác sĩ da liễu kê đơn sẽ giúp phục hồi tình trạng này.

12. Do suy tuyến giáp

Suy tuyến giáp cũng là một nguyên nhân bệnh lý có thể dẫn tới tình trạng rụng tóc nhiều bất thường ở nam giới trẻ tuổi. Tuyến giáp (một tuyến ở vùng cổ) vốn là nơi giải phóng các hormone để kiểm soát quá trình trao đổi chất của toàn bộ cơ thể. Ở người bị suy tuyến giáp, lượng hormone cần thiết không đủ để tạo ra khiến cơ thể rơi vào trạng thái bất thường: từ tăng cân mất kiểm soát, táo bón thường xuyên, khô da, cho đến rụng tóc. Ngoài ra, căn bệnh này có thể gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào và nam tuổi dậy thì cũng không phải ngoại lệ.

Biểu hiện của bệnh có thể kể đến là: Mái tóc rụng nhiều và mỏng dần. Với những người rụng tóc nghiêm trọng, đường chân tóc trước trán bị thưa dần.

Khả năng mọc lại tóc: Sau khi được điều trị bằng thuốc hormone tuyến giáp, trong khoảng 3 tháng, tình trạng rụng tóc sẽ cải thiện và tóc sẽ mọc lại như ban đầu.

14. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý, rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì có thể xuất phát từ tác dụng phụ của một số loại thuốc như(6):

  • Thuốc hướng tâm thần và ổn định tâm trạng.
  • Thuốc thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc tuyến giáp.
  • Thuốc chứa steroid.
  • Thuốc giảm cholesterol.
  • Thuốc ức chế miễn dịch.
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson.
  • Thuốc chống đông máu.
  • Thuốc điều trị bệnh tim mạch.

Những loại thuốc kê đơn trên có thể cải thiện tình trạng bệnh nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm rụng tóc.

Biểu hiện: Ngay sau khi bắt đầu sử dụng thuốc, tóc cũng bắt đầu rụng nhiều hơn mức trung bình, kéo dài 4 – 6 tháng theo dạng rụng từng mảng, hoặc tóc mỏng và đường chân tóc thưa dần. Tình trạng rụng tóc có thể bắt nguồn theo những cơ chế khác nhau:

  • Ngừng Anagen (chậm hoặc không mọc tóc mới).
  • Telogen effluvium (rụng tóc Telogen).
  • Làm tăng chứng rụng tóc do nội tiết tố nam Androgen.

Khả năng mọc lại tóc: Sau khi ngừng sử dụng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) khoảng 3 tháng, tóc có thể mọc lại.

9 Cách khắc phục rụng tóc ở tuổi dậy thì cho nam

Lưu ý: Dưới đây là các gợi ý về cách khắc phục rụng tóc ở tuổi dậy thì cho nam giới, không có giá trị thay thế tư vấn y khoa. Khi nghi ngờ rụng tóc do nguyên nhân bệnh lý bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chữa trị.

1. Bổ sung thêm vitamin B, C, D vào chế độ ăn

Trong giai đoạn phát triển, nam giới ở độ tuổi dậy thì cần được bổ sung đầy đủ vitamin để nang tóc có thể trở nên khỏe mạnh, sản sinh ra tóc mới và kích thích tóc cũ mọc dài hơn. Các vitamin đặc biệt cần thiết cho quá trình này là vitamin B, C và D, trong đó:

  • Vitamin B có vai trò làm trẻ hóa các nang tóc, từ đó kích thích sản sinh ra tóc mới thay thế những sợi tóc đã mất đi.
  • Vitamin C góp phần vào quá trình tạo ra protein – một chất có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tóc phát triển dài và khỏe mạnh.
  • Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nang tóc. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin D thì nang tóc mới sẽ được sinh mới, tạo gốc rễ cho các sợi tóc phát triển.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý bổ sung vitamin cho cơ thể cần có liều lượng, việc bổ sung quá nhiều có thể mang đến tác dụng phụ. Ở giai đoạn dậy thì bạn nam sẽ cần:

Loại vitamin Hàm lượng khuyến nghị mỗi ngày
Biotin (vitamin B7, B8) 25 μg
Niacin (vitamin B3) 16 mg
Pantothenic Acid (vitamin B5) 5 mg
Riboflavin (vitamin B2) 1.3 mg
Thiamin (vitamin B1) 1.2 mg
vitamin B6 1.3 mg
vitamin B12 2.4 μg
vitamin C 75 mg
vitamin D 15 μg

Thông thường bạn có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin B, C, D cần thiết cho một ngày thông qua bữa ăn hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin mà bạn có thể tham khảo để thêm vào thực đơn giúp giảm rụng tóc hiệu quả:

Loại vitamin Loại thực phẩm
Biotin (vitamin B7, B8) trứng, cá, thịt, hạt, khoai lang, cà rốt, yến mạch…
Niacin (vitamin B3) gan heo, lườn gà, cá hồi, cá ngừ, chuối, gạo lứt, quả bơ…
Pantothenic Acid (vitamin B5) bông cải xanh, bông cải trắng, ngô, sữa chua, bí đỏ…
Riboflavin (vitamin B2) thịt bò, đậu phụ, hạt hạnh nhân, rau chân vịt…
Thiamin (vitamin B1) hạt mắc ca, cần tây, đậu hà lan, sữa, rau mầm…
vitamin B6 hạt dẻ cười, chuối, cà rốt, phô mai, ốc, bạch tuộc…
vitamin B12 ngao, hàu, bầu dục, cua, phô mai…
vitamin C ổi, kiwi, cam, chanh, dâu tây, đu đủ, ớt chuông…
vitamin D củ cải trắng, sầu riêng, thanh long, thịt vịt, cua
Chế độ ăn dinh dưỡng kiểm soát rụng tóc
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giảm và kiểm soát tình trạng rụng tóc, đồng thời nuôi dưỡng sợi tóc chắc khỏe

2. Bổ sung thêm Protein

Protein không chỉ có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp, mà còn là dưỡng chất cốt yếu giúp hình thành sợi tóc. Việc thiếu hụt Protein có thể khiến tóc trở nên mỏng hơn, dễ gãy rụng và khó mọc lại. Ở độ tuổi dậy thì, bạn nam cần được bổ sung đủ 52g Protein mỗi ngày. Nguồn cung cấp Protein rất phong phú trong các thực phẩm hàng ngày, ví dụ có thể kể đến như: các loại thịt nạc (thịt thăn bò, thăn heo, lườn gà…), cá ngừ, đậu phụ, sữa tươi, sữa chua Hy Lạp, trứng, đậu Hà Lan, đậu gà…

3. Bổ sung thêm sắt và kẽm

Mặc dù không trực tiếp tham gia vào hình thành sợi tóc, nhưng sắt và kẽm là hai dưỡng chất quan trọng trong quá trình này. Cụ thể, sắt đóng vai trò cung cấp oxy cho các tế bào để hình thành nang tóc, trong khi đó kẽm hỗ trợ thúc đẩy quá trình phân chia tế bào diễn ra nhanh chóng giúp sợi tóc mọc dài chắc khỏe. Việc cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt và kẽm có thể dẫn đến tóc dễ gãy rụng, sợi tóc mới mọc lên mỏng và yếu ớt.

Ở nam giới độ tuổi 14 – 18 tuổi, lượng sắt và kẽm cần thiết đều là 11mg/ngày. Các thực phẩm có thể giúp bổ sung hai loại chất này gồm có: các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo…), hải sản có vỏ cứng (trùng trục, hàu…), gan động vật, các loại hạt (đậu gà, hạt điều, hạt mắc ca…), rau củ (khoai tây, rau chân vịt, rau mùi, cà chua…), hoa quả (nho, chuối, quả bơ…).

4. Ủ tóc với tinh dầu

Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất từ bên trong, chăm sóc da đầu cũng là một trong những cách khắc phục rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những loại tinh dầu có khả năng kích thích mọc tóc như tinh dầu hương thảo, jojoba, ô liu… Để thực hiện, bạn nhỏ khoảng 2-3 giọt tinh dầu lên tay, xoa tay làm ấm tinh dầu rồi mát xa đều khắp da đầu (lưu ý để da đầu khô). Sau đó ủ tóc từ 30 phút đến 1 tiếng rồi gội sạch bằng dầu gội và nước ấm. Áp dụng đều đặn khoảng 2-3 lần một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả mọc tóc con rõ rệt.

Lưu ý: Chỉ sử dụng các loại tinh dầu được sản xuất chuyên dụng cho da, không dùng các loại tinh dầu thơm để thay thế vì có thể gây kích ứng.

5. Sử dụng mặt nạ ủ tóc từ thành phần tự nhiên

Với công dụng tương tự như ủ tinh dầu, có một số công thức ủ tóc từ các nguyên liệu thiên nhiên cũng có tác dụng bổ sung dưỡng chất và chăm sóc da đầu hiệu quả, từ đó khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều. Bạn có thể tham khảo một số công thức đơn giản dưới đây:

Cách trị rụng tóc với trứng gà:

  • Bước 1: Đánh tan 1-2 quả trứng gà tươi.
  • Bước 2: Làm ẩm da đầu với nước rồi thoa hỗn hợp trứng lên toàn bộ đầu và mát xa đều.
  • Bước 3: Ủ trong khoảng 30 phút.
  • Bước 4: Gội đầu thật sạch bằng nước ấm và dầu gội dịu nhẹ.

Cách trị rụng tóc với nha đam:

  • Bước 1: Bỏ vỏ, lấy thịt lá nha đam xay nhuyễn với một ít nước và 1-2 giọt tinh dầu ô liu.
  • Bước 2: Xoa đều hỗn hợp lên da đầu khô, vừa làm vừa mát xa để tăng hiệu quả mọc tóc.
  • Bước 3: Ủ tóc với hỗn hợp trong vòng 30 phút.
  • Bước 4: Gội sạch lại với nước và dầu gội.

Cách trị rụng tóc với quả bơ:

  • Bước 1: 1 quả bơ bỏ vỏ và hạt, lấy phần thịt quả xay với 1 thìa cà phê dầu ô liu.
  • Bước 2: Mát xa đều hỗn hợp trên lên da đầu khô.
  • Bước 3: Ủ hỗn hợp trên tóc trong 30 phút.
  • Bước 4: Xả sạch hỗn hợp với nước rồi gội lại như bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể thử nghiệm cách trị rụng tóc nam từ thiên nhiên, tuy nhiên, hãy lắng nghe cơ thể mình để hiểu mái tóc cần điều gì?

6. Sử dụng dầu gội chứa keratin hoặc caffeine

Nếu không có nhiều thời gian cho việc ủ tóc, bạn có thể lựa chọn sử dụng những loại dầu gội chứa keratin và caffeine có bán sẵn trên thị trường. Đây là các chất có tác dụng giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng và kích thích mọc tóc hiệu quả. Một số thương hiệu dầu gội phù hợp cho bạn nam ở độ tuổi dậy thì có thể kể đến là: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm, Dầu gội Patricks SH1 | Daily Thickening Shampoo, Dầu gội Kérastase Genesis Bain Hydra-Fortifiant, Dầu gội Nioxin System 2 Cleanser Shampoo…

7. Sử dụng thuốc bôi kích thích mọc tóc

Với những trường hợp bạn nam bị rụng tóc nhiều, mức độ rụng nặng và không có dấu hiệu dừng lại, sử dụng thuốc bôi ngoài da là một phương pháp mang lại hiệu quả nhanh và rõ rệt hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc bôi đều có thể tiềm ẩn tác dụng phụ khiến da đầu bị kích ứng, khô xơ tóc… nên bạn cần lưu ý kỹ trước khi sử dụng. Hiện nay Minoxidil (Rogaine) là thuốc bôi ngoài da không cần kê đơn đang được áp dụng phổ biến trong điều trị rụng tóc. Tác dụng chủ yếu của Minoxidil là kích thích mọc tóc chứ không phải chữa trị rụng tóc, do đó khi ngừng sử dụng thì có rủi ro tình trạng rụng tóc vẫn tiếp tục quay lại.

8. Tập luyện thể thao và nghỉ ngơi điều độ

Với những trường hợp rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì do căng thẳng, sinh hoạt không điều độ thì bên cạnh những phương pháp trên, bạn nam cần điều chỉnh lại thói quen sống để khắc phục triệt để tình trạng rụng tóc. Nên đảm bảo ngủ đủ giấc, tối thiểu 8 tiếng mỗi ngày để cung cấp đủ ô xy cho não và nang tóc; Kết hợp giữa học tập với nghỉ ngơi giải trí, sau khoảng 90 phút làm việc liên tục nên có khoảng 10 phút thư giãn; Dành thời gian cho việc tập luyện thể thao đều đặn 15 phút – 1 tiếng mỗi ngày để kích thích quá trình trao đổi chất.

9. Thực hiện thói quen chăm sóc tóc đúng cách

Các thói quen gội đầu và chăm sóc tóc có ảnh hưởng rất lớn đến sự chắc khỏe của mái tóc. Để cải thiện tình trạng gãy rụng và giúp tóc mới mọc trở lại, bạn cần lưu ý:

Gội đầu với tần suất phù hợp:

  • Người có da đầu và tóc khô: Chỉ nên gội 1 – 2 tuần/lần. Gội đầu quá nhiều sẽ khiến da đầu và tóc mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô xơ, giòn, yếu và gây rụng tóc khi gội đầu ở nam.
  • Người có da đầu và tóc nhiều dầu nhờn: Nên gội đầu từ 3 – 4 lần/tuần trở lên. Gội đầu quá ít sẽ khiến tóc thường xuyên nhờn bết, bã nhờn tích tụ và làm bít tắc nang tóc, từ đó cản trở sự phát triển của tóc mới, khiến chân tóc yếu dần và gãy rụng.

Thao tác gội đầu và chăm sóc tóc đúng cách:

  • Khi gội đầu, tránh dùng móng tay cào/gãi da đầu, tác động ngoại lực sẽ gây tổn thương da đầu và tăng nguy cơ rụng tóc. Chỉ sử dụng đầu thịt ngón tay để massage nhẹ nhàng nhằm làm sạch bụi bẩn và tăng cường lưu thông máu.
  • Khi lau tóc, chỉ nên dùng khăn bông mềm thấm tóc nhẹ nhàng, tránh ma xát mạnh vì đây là lúc tóc ướt và yếu nhất.
  • Khi sấy tóc, không nên sấy ở nhiệt độ cao, tóc sẽ dễ bị khô xơ, mất nước, trở nên giòn và yếu hơn.
  • Sử dụng lược chải tóc răng thưa hoặc lược đầu tròn. Chỉ chải khi tóc khô.

Những điều không nên làm khi bị rụng tóc nhiều ở độ tuổi dậy thì

Để hạn chế tình trạng rụng tóc trở nên trầm trọng hơn, bạn nam cần lưu ý tránh những hành động sau:

  • Hạn chế tạo kiểu (nhuộm, tẩy, uốn tóc), chỉ nên thực hiện mỗi năm 1 lần.
  • Không nên gội đầu quá 1 lần một ngày với da đầu dầu hoặc 2 lần một ngày với da đầu khô.
  • Không sử dụng nước nóng trên 30 độ C để gội đầu.
  • Không để keo vuốt tóc qua đêm, nên gội đầu với dầu gội chuyên dụng sau khi sử dụng keo.
  • Không gãi đầu quá mạnh, chỉ nên sử dụng phần thịt ở đầu ngón tay để làm sạch da đầu.
  • Không nên đội mũ liên tục, cần giữ da đầu thoáng mát.
  • Không lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
  • Không nên sử dụng các sản phẩm dầu gội chứa:

Sunfat

Chất tẩy rửa mạnh gây khô da đầu, làm tổn thương, kích ứng nang tóc và làm rụng tóc.

Dietanolamine (DEA) và trietanolamine (TEA)

Gây hại cho keratin tự nhiên của tóc, làm tổn thương lớp vỏ bảo vệ thân tóc.

Formaldehyde/DMDM hydantoin

Paraben

Các loại chất tiêu diệt vi khuẩn và bảo quản sản phẩm, gây kích ứng da đầu. Da đầu kém khỏe mạnh có thể làm chậm quá trình mọc tóc hoặc làm rụng tóc.

Isopropyl alcohol

Loại cồn hút ẩm độ tự nhiên của tóc và da đầu, khiến tóc khô, dễ gãy và xoăn.

Petrolatum

Dễ làm bít tắc nang tóc, ức chế sự phát triển của tóc.

Dầu khoáng

Làm tắc nghẽn nang tóc, ngăn làn da tự loại bỏ độc tố, hạn chế độ ẩm tự nhiên và gây mất nước, khiến tóc khô xơ, yếu dần.

Hương liệu nhân tạo

Có thể tăng nguy cơ nhạy cảm và kích ứng cho tóc và da đầu.

Triclosan

Chất chống nấm và kháng khuẩn có thể gây ra sự gián đoạn hormone.

Giải đáp câu hỏi liên quan đến rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì

Rụng tóc có nguy hiểm không?

Việc rụng khoảng 50 – 100 sợi tóc/ngày là bình thường, thuộc vào chu kỳ phát triển của tóc.

Nhưng nếu số lượng tóc rụng nhiều hơn, tóc bắt đầu mỏng đi hoặc rụng từng mảng, chúng có thể liên quan đến vấn đề nội tiết tố, bệnh lý hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc. Lúc này bạn nên thăm khám tại bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng nguyên nhân và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm:

Tóc rụng nhiều có thể mọc lại không?

Việc khắc phục tình trạng rụng tóc ở nam thanh thiếu niên còn tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây rụng tóc.

Đa số trường hợp rụng tóc ở nam giới có thể mọc lại nếu được can thiệp kịp thời bằng các biện pháp điều trị đúng cách.

Những trường hợp rụng tóc vĩnh viễn, không thể chữa khỏi hoặc khả năng phục hồi không cao bao gồm:

  • Rụng tóc nội tiết tố nam do di truyền/hói.
  • Rụng tóc do bệnh lupus khiến da đầu hình thành mô sẹo và nang tóc bị phá hủy.

Mặc dù chứng rụng tóc thường xảy ra ở người trưởng thành, nhưng ngay cả thanh thiếu niên cũng có thể gặp tình trạng này. Rụng tóc nhiều ở nam giới tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm sút sự tự tin của các bạn trẻ. Việc xác định đúng nguyên nhân cơ bản gây rụng tóc sẽ giúp bạn tìm được biện pháp điều trị hiệu quả.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hoặc có nhu cầu tư vấn về dầu gội dược liệu Nguyên Vương giúp giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 571 255 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Tài liệu tham khảo:

(1) https://www.aad.org/public/diseases/hair-loss/causes/fall-out

(2) https://youngmenshealthsite.org/guides/hair-loss/

(3) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430924/

(4) https://www.healthline.com/health/hair-loss-in-children

(5) https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/hair-loss-alopecia-areata

(6) https://www.researchgate.net/publication/233536544_Drugs_and_Hair_Loss

(7) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29181579/

(8) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6380979/

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM