Bạn có biết: Trên thế giới, gần 50% dân số bị gàu ngứa. Tình trạng gàu gây cảm giác tự ti, khó chịu và không dễ dàng để loại bỏ dứt điểm. Vì vậy, việc hiểu rõ bản chất gàu là gì và nguyên nhân gây ra tình trạng này là vô cùng quan trọng để từ đó giúp bạn xác định được biện pháp làm sạch gàu hiệu quả và ngăn ngừa gàu tái phát.
1. Gàu là gì?
Gàu là một hiện tượng rối loại da đầu, gây tình trạng đóng vảy hay các chấm trắng li ti trên tóc và da dầu. Hiểu đơn giản, gàu xuất hiện là do tốc độ sản xuất và rụng đi nhanh bất thường của các tế bào da đầu. Kết quả dẫn đến da đầu bị bong tróc và kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy da đầu.
Có thể nói, gàu có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng từ trẻ vị thành niên đến người ở độ tuổi trung niên. Ở giai đoạn dậy thì, cơ thể con người thay đổi nội tiết tố vì vậy tình trạng gàu có thể sẽ nghiêm trọng hơn so với những người lớn tuổi. Tình trạng gàu ở mỗi người là không giống nhau. Việc gàu xuất hiện nhiều hay ít, dưới hình dạng và tần suất ra sao sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như: thói quen sinh hoạt, mức độ căng thẳng, thời tiết, hoặc tuổi tác và giới tính (nam giới bị gàu phổ biến hơn nữ giới).
Gàu không phải là bệnh lý và không có tính lây nhiễm từ người sang người. Cách đơn giản nhất để khắc phục tình trạng này là gội đầu sạch sẽ. Tuy nhiên, gàu vẫn sẽ quay lại theo thời gian và không có cách nào để ngăn gàu vĩnh viễn.
2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tình trạng gàu từ nhẹ đến nặng
Sau khi tìm hiểu gàu là gì, bạn cần kiểm tra bản thân có đang bị gàu hay không nhờ một trong những biểu hiện sau:
- Da đầu thường xuyên xuất hiện các vảy trắng li ti như hạt phấn, có thể rơi xuống mặt hoặc vai áo.
- Có các mảng vảy lớn màu trắng đang bong tróc bám trên da đầu.
- Hai dấu hiệu trên có thể kèm theo cơn ngứa.
Sau khi đã xác minh được bạn có bị gàu hay không, bạn có thể tham khảo các mức độ của gàu trong bảng mô phỏng dưới đây:
Mức độ gàu từ nhẹ đến nặng |
Hình ảnh minh hoạ |
Gàu dạng vảy phấn nhỏ li ti, có thể rụng xuống vai áo. |
|
Gàu dạng vảy bong tróc, bám lỏng lẻo vào da đầu và tóc. |
|
Vảy gàu đóng thành từng mảng màu vàng, bám vào da đầu. |
|
Vảy gàu đóng thành nhiều mảng lớn dính chặt vào da đầu, có thể lan tới đường chân tóc trước trán và sau gáy. |
>>> Có thể bạn quan tâm: Gàu nhiều từng mảng có phải bị bệnh về da? Làm sao để khắc phục hiệu quả?
3. Nguyên nhân gây ra gàu là gì?
Da đầu liên tục sản sinh ra các tế bào biểu bì mới và loại bỏ các tế bào cũ. Việc chu trình tái tạo này diễn ra nhanh bất thường là cơ chế gây ra tình trạng gàu. Vậy nguyên nhân gây ra gàu là gì? Nguyên nhân gây ra gàu có thể là do đặc điểm sinh lý hoặc những vấn đề về bệnh lý. Cùng Nguyên Vương phân tích chi tiết từng nguyên nhân trên:
3.1 Gàu do nấm men Malassezia
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra gàu được cho là do nấm men Malassezia gây ra. Loại nấm men này cư ngụ trên làn da của hầu hết mọi người – đặc biệt là ở những vùng da chứa nhiều tuyến mồ hôi như nang tóc.
Tại đây, Malassezia tiêu thụ dầu nhờn (hay bã nhờn) và chỉ phân hủy axit béo bão hòa. Còn lượng lớn axit béo không bão hòa sót lại sẽ dễ dàng thâm nhập vào lớp sừng và phá vỡ hàng rào bảo vệ da đầu. Lúc này, cơ thể sẽ tự sinh phản ứng sửa chữa bằng cơ chế tái tạo, các tế bào biểu bì cũ trên da sẽ tự phân chia và bong ra ngoài, đồng thời sản sinh các tế bào mới để hồi phục lớp bảo vệ bị hỏng.
Đây vốn là cơ chế thông thường, nhưng khi da đầu tiết quá nhiều dầu thừa và tích tụ bã nhờn quá mức khiến Malassezia phát triển mạnh mẽ thì chu trình tế bào thay mới sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng hơn. Chúng cũng không phân chia thành từng tế bào rất nhỏ, mà ngược lại tạo thành các vảy lớn rõ rệt xung quanh nang tóc rồi dần bong tróc, đó chính là gàu.
3.2 Gàu do viêm da
Viêm da là tình trạng da đầu sản sinh ra nhiều dầu nhờn làm bít tắc lỗ chân lông. Tình trạng này kéo theo những triệu chứng như: phát ban đỏ, viêm ngứa, thậm chí có thể gây đau và rát da đầu. Viêm da có thể xáy ra khi da đầu của bạn tiếp xúc trực tiếp với 1 số thành phần trong dầu gội, dầu xả hay các sản phẩm tóc nói chung. Đối với viêm da nhẹ, bạn chỉ bị gàu, ngứa. Nhưng đối với viêm da nặng, da dầu của bạn có thể xuất hiện đỏ rát, dịch mủ,…
Thông thường viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi sau 2 – 4 tuần không tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc mãn tính thì cần phải có sự can thiệp điều trị.
3.3. Gàu do cấu tạo sinh học của làn da
Gàu có thể xuất hiện do cấu tạo sinh học của làn da mỗi người. Những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ có nguy cơ gàu cao hơn những người khác. Đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì, khi lượng hormone thay đổi, làn da của bạn cũng sản sinh nhiều dầu thừa hơn. Trái lại, gàu cũng có thể xuất hiện khi da đầu của bạn quá khô. Việc da đầu quá khô là tình trạng rối loạn, khiến da đầu dễ kích ứng và bong tróc, dễ xuất hiện những vảy trắng nhỏ ti li.
Thậm chí, gàu có thể xuất hiện dựa theo giới tính. So với nữ giới, nam giới dễ bị gàu hơn bởi họ có lượng hormone Androgen cao hơn khiến da đầu của họ tiết ra nhiều dầu thừa hơn, nếu không vệ sinh thường xuyên, có thể gây ra gàu. Đồng thời cấu tạo lớp bảo vệ da đầu của họ cũng yếu hơn (liên quan đến mức ceramide trên da thấp), nên tỷ lệ người nam bị gàu cao hơn nữ.
Tình trạng gàu xuất hiện còn liên quan đến các yếu tố sinh học khác:
- Chất lượng hàng rào bảo vệ da: Da đầu có thể bị tổn thương, lúc này hàng rào bảo vệ bị suy yếu, nấm men sẽ càng dễ dàng xâm nhập sâu hơn.
- Môi trường vi sinh vật trên da đầu bị mất cân bằng: Các quần thể vi sinh trên da đầu có sự ức chế tương hỗ với nhau để đảm bảo đề kháng. Khi độ pH da đầu mất cân bằng, sự cân bằng của hệ vi sinh cũng bị phá vỡ, làm tăng nguy cơ tổn thương hàng rào bảo vệ da.
3.4 Gàu do bệnh lý
Ngoài các vấn đề thường gặp thì một số bệnh lý về da cũng có thể dẫn đến gàu như: Chàm (eczema), vảy nến, nấm da đầu, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc,… Các bệnh lý này làm xuất hiện phản ứng viêm nhiễm, khiến chu trình tái tạo tế bào mới diễn ra nhanh bất thường, từ đó da đầu bị gàu ngứa, bong tróc.
>>> Xem thêm về các nguyên nhân gây ra gàu tại: 8+ nguyên nhân bị gàu ngứa thường gặp và cách khắc phục
3.5 Gàu do thói quen sinh hoạt
Gàu thường xuất hiện ở những người thường xuyên vận động, di chuyển ngoài trời nắng nóng, khói bụi,… gây đổ nhiều mồ hôi và tóc nhờn bết. Việc không vệ sinh sạch sẽ tóc tai sau một ngày dài tiếp xúc với khói bụi, mồ hôi khiến da đầu ngứa ngáy, gây ra gàu.
Gàu còn xuất hiện ở người thường xuyên bị căng thẳng, thiếu ngủ. Từ đó, gây ra những tình trạng rối loạn khiến gàu xuất hiện.
3.5 Gàu do thời tiết, khí hậu
Gàu cũng có thể xuất hiện vào mùa đông do thời tiết trở nên hanh khô. Da đầu bị mất nước và không được bổ sung đủ độ ẩm cần thiết khiến da đầu bị bong tróc, đóng vảy. Vào mùa đông, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm cấp ẩm do da đầu để tránh tình trạng này.
>>> Xem thêm: Cách trị gàu vào mùa đông để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách tips phòng tránh gàu cực xịn.
3.6 Gàu do chế độ ăn uống
Gàu có thể xuất hiện do thiếu các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết (A, C, B2, B7,…) cho sự khỏe mạnh của da đầu. Vì vậy, việc thiết lập và duy trì một chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn trở nên khoẻ mạnh hơn từ trong ra ngoài, từ đó, sẽ hạn chế được tình trạng gàu xảy ra.
>>> Bạn muốn tìm hiểu: Bị gàu do thiếu vitamin gì?
3.7 Gàu do sản phẩm chăm sóc tóc
Bên cạnh những nguyên nhân trên, tình trạng gàu cũng có thể xuất hiện do bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất gây hại hoặc thành phần không phù hợp cũng có thể khiến da đầu bị kích ứng, thương tổn và dễ bị gàu hơn.
4. Tác hại của gàu
Gàu không lây nhiễm và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng chúng có thể gây ra nhiều vấn đề bất tiện, bao gồm:
- Gây ngứa ngáy, khó chịu.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người mắc gàu cảm thấy tự ti.
- Gàu không trực tiếp làm rụng tóc, nhưng khi gàu ngứa và gãi da đầu thì có thể gây rụng tóc tạm thời.
- Tùy thuộc vào mức độ, gàu có thể dẫn đến các phản ứng viêm nhiễm nặng hơn và khó để loại bỏ.
5. Cách trị gàu hiệu quả
Cách làm sạch gàu hiệu quả nhất là ưu tiên sử dụng dầu gội phù hợp cho tình trạng da đầu. Tùy thuộc vào mức độ của gàu, bạn có thể chỉ cần sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, hoặc phải dùng dầu gội đặc trị.
Ngoài ra, nếu chế độ sinh hoạt, ăn uống, thói quen vệ sinh, chăm sóc tóc của bạn chưa đúng cách thì cũng cần điều chỉnh hợp lý hơn để giúp da đầu khỏe mạnh, dễ dàng loại bỏ gàu và ngăn ngừa tái phát.
5.1. Trị gàu ở mức độ nhẹ
Gàu ở mức độ nhẹ có thể được ngăn chặn và không trở thành mãn tính nếu được làm sạch đúng cách tại nhà.
5.1.1. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp
Bạn nên chọn dầu gội có thành phần lành tính, không chứa hóa chất mạnh làm tổn thương đến lớp sừng bảo vệ. Ngoài ra, hãy ưu tiên các sản phẩm bổ sung những hoạt chất có công dụng hỗ trợ làm sạch gàu, hết ngứa, đồng thời phục hồi những thương tổn do gàu ngứa gây ra và nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh.
Bảng thông tin dưới đây sẽ gợi ý một số thành phần có lợi và những thành phần nên tránh cho tóc gàu ngứa để bạn tham khảo:
Thành phần có lợi cho tóc gàu ngứa |
Thành phần nên tránh |
|
|
Cần lưu ý thêm, việc lựa chọn dầu gội cũng cần có sự phù hợp cho từng loại da đầu:
- Người có tóc dầu, tóc nhờn bết: Chọn dầu gội có thành phần hỗ trợ giảm tiết và kiểm soát dầu thừa, cân bằng độ pH cho da đầu nhưng không làm khô, cứng tóc.
- Người có da đầu khô nhiều gàu: Chọn dầu gội bổ sung các thành phần nuôi dưỡng từ gốc, cung cấp đủ độ ẩm cho da đầu nhưng không gây bết dính.
Đặc biệt, đối với nam giới – đối tượng đã được chứng minh là gặp tình trạng gàu phổ biến hơn phụ nữ thì càng nên chú trọng vào dầu gội làm sạch hàng ngày. Cụ thể, đối tượng này cần ưu tiên những sản phẩm giúp kiểm soát dầu nhờn, cân bằng độ pH da đầu, đồng thời tăng cường ceramide để củng cố hàng rào bảo vệ tóc nhằm chống lại gàu ngứa.
Nhận thức được sự khác biệt về đặc điểm sinh học ở da đầu nam giới, dầu gội dược liệu Nguyên Vương được điều chế với công thức độc đáo: Sản phẩm kết hợp giữa dược liệu cổ truyền phương Đông và thảo mộc phương Tây, từ đó mang lại giải pháp chăm sóc tóc gàu ngứa an toàn, lành tính và phù hợp dành cho những mày râu trưởng thành, lịch lãm.
Không chỉ dừng ở hiệu quả sạch gàu, hết ngứa, dầu gội dược liệu Nguyên Vương còn giúp nuôi dưỡng tận gốc từng nang tóc, cho mái tóc đen dày, mềm mượt, dễ vào nếp. Tóc và da đầu được tăng cường hàng rào bảo vệ để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài, cũng như ngăn ngừa gàu tái phát.
Sản phẩm hiện được ra mắt thị trường với hai phân loại, giải quyết được nhiều vấn đề về tóc và da đầu:
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm: Dành cho những mái tóc khô xơ, hư tổn, tóc rụng nhiều, tóc bạc sớm.
- Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái: Dành cho da đầu nhiều dầu nhờn, tóc bết, hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với nắng gió, khói bụi, hay hóa chất tạo kiểu tóc.
5.1.2. Thay đổi cách gội đầu
Gội đầu đúng cách bằng thao tác và tần suất phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình làm sạch gàu ngứa, bảo vệ lớp sừng đang suy yếu không bị tổn thương thêm.
Tần suất gội đầu được khuyên áp dụng như sau:
- Da đầu nhờn bết: Cần được giữ vệ sinh tốt bằng cách gội đầu cách ngày hoặc khoảng 3 lần/tuần.
- Da đầu khô: Gội đầu khoảng 2 lần/tuần. Không gội đầu quá thường xuyên vì việc này sẽ khiến da đầu càng khô căng hơn, độ pH thiếu cân bằng, da bị mất độ ẩm tự nhiên và càng tăng tiết dầu thừa để bù lại, từ đó sẽ khiến tình trạng gàu không thuyên giảm.
Đối với các công đoạn và thao tác gội đầu đúng cách, bạn có thể tìm hiểu Tại sao vừa gội đầu xong lại có gàu và tham khảo hướng dẫn chi tiết tại bài viết Cách gội đầu hết gàu.
>>>Có thể bạn quan tâm: Bị gàu có nên gội đầu thường xuyên không? Làm sao để gội đầu sạch gàu?
5.1.3. Trị gàu từ thiên nhiên
Có nhiều nguyên liệu tự nhiên chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm sạch da đầu một cách nhẹ nhàng để loại bỏ vảy gàu như:
- Bia: Tham khảo các cách trị gàu bằng bia tại đây
- Muối: Tham khảo các cách trị gàu bằng muối tại đây
- Chanh: Tham khảo các cách trị gàu bằng chanh tại đây
- Bồ kết: Tham khảo các cách trị gàu bằng bồ kết tại đây
5.1.4. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống thừa chất béo, sinh hoạt, làm việc không điều độ và thường xuyên bị căng thẳng,… là những yếu tố tác động khiến gàu ngứa khó chấm dứt hoặc diễn biến nặng hơn. Nếu có những thói quen này, bạn nên xem xét và điều chỉnh phù hợp hơn:
Chế độ ăn uống:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chiên, xào, nướng nhiều dầu mỡ; các thực phẩm chứa hàm lượng đường cao.
- Bổ sung nhiều vitamin từ các loại rau xanh, trái cây; axit béo omega-3, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt, bơ sữa, trứng,…
Chế độ sinh hoạt:
- Hạn chế căng thẳng quá mức.
- Thực hiện giờ giấc làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng.
- Thường xuyên tập luyện thể thao.
>>> Tham khảo thêm nhiều cách trị gàu hiệu quả
5.2. Trị gàu mức độ nặng bằng dầu gội đặc trị
Đối với trường hợp gàu ở mức độ nặng, bạn nên tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám để được kê đơn thuốc và tư vấn các loại dầu gội đặc trị gàu.
- Dầu gội trị gàu Nizoral Shampoo Janssen.
- Dầu gội trị gàu Jasunny.
- Dầu gội trị gàu Haircare Bimex.
- Dầu gội trị gàu Nazorel Shampoo Ketoconazol.
- Dầu gội trị gàu Exitans Anti Dandruff Shampoo Lancopharm.
- Dầu gội trị gàu SnowClear.
>>> Tìm hiểu và đọc thêm chi tiết TOP 14 dầu gội trị gàu
Khi sử dụng loại dầu gội trị gàu đặc trị, bạn chỉ cần dùng từ 2-3 lần/tuần hoặc mỗi ngày theo chỉ định. Người tóc khô có thể giảm số lần gội và dùng thêm dầu xả dưỡng ẩm cho tóc hoặc da đầu.
Ngoài ra, đối với người bị gàu nhẹ nhưng đồng thời mắc các bệnh lý da đầu khác như: chàm, vảy nến,… cũng không nên tự chữa trị tại nhà, thay vào đó, bạn cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Để biết ở mức độ gàu nặng, cần gặp bác sĩ, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:
- Đã thay đổi dầu gội và cách gội đầu, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt trong ít nhất 1 tháng, nhưng các triệu chứng gàu vẫn không cải thiện.
- Mức độ bị gàu nghiêm trọng, mảng gàu lớn và bám trên da dầu, kèm theo ngứa dữ dội.
- Da đầu bị nổi đỏ hoặc sưng tấy.
- Người có hệ thống miễn dịch yếu do bị nhiễm HIV, hoặc đang điều trị bệnh lý bằng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
6. Khi bị gàu không nên làm gì?
Dưới đây là những điều mà bạn tuyệt đối nên tránh trong thời gian bị gàu:
- Hạn chế sử dụng sản phẩm tạo kiểu: Các loại gel, sáp, keo xịt tóc,… thường chứa nhiều hóa chất và hàm lượng cồn cao, gây kích ứng da đầu và làm khô da, khiến nhiều vảy gàu hình thành hơn.
- Tránh dùng móng tay gãi đầu: Khi bị gàu, việc gãi hoặc chà xát da đầu sẽ càng gây tổn thương lớp hàng rào bảo vệ, tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại khác từ môi trường xâm nhập mạnh hơn.
- Không gội nước quá nóng: Nhiệt độ nước quá nóng (trên 35 độ C) sẽ khiến da bị mất nước và khô căng, các mảng da càng nhanh bong tróc và tạo thành gàu.
- Tránh để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao: Tương tự như nước nóng, nhiệt độ cao từ máy sấy tóc hoặc các loại máy uốn/máy ép tạo kiểu… cũng làm mất độ ẩm và gây khô da đầu.
- Không ủ tóc quá lâu: Nếu bạn ủ tóc, thời gian ủ không nên quá 30 phút và tuyệt đối không ủ tóc qua đêm. Các thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong các loại kem ủ/dầu dưỡng khi để lâu trên da đầu sẽ gây bít tắc nang lông và sinh dầu nhờn, tạo điều kiện để nấm men Malassezia phát triển mạnh và sinh gàu nhiều hơn.
7. Giải đáp các thắc mắc thường gặp về gàu
Phần giải đáp dành cho các câu hỏi thường gặp về gàu sẽ giúp bạn hiểu rõ về bản chất và cách điều trị gàu hiệu quả.
Gàu có thể lây không?
Không. Gàu không phải là bệnh lý, không có tính truyền nhiễm. Người bị gàu không thể lây cho người khác.
Gàu có phải biểu hiện của thiếu vitamin không?
Thiếu vitamin không phải là nguyên nhân gây ra gàu, chúng chỉ là một trong những tác nhân thúc đẩy gàu diễn tiến nặng hơn và khó loại bỏ hơn. Một số loại vitamin khi thiếu hụt có thể khiến tình trạng gàu trầm trọng hơn đó là: Vitamin D, B2, B3, B6, B7. Chúng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, các hiện tượng bong tróc khiến vảy gàu sản sinh nhiều hơn.
Gàu có thể trị dứt điểm không?
Gàu sinh ra do cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể người, do đó gàu không thể trị khỏi vĩnh viễn. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể làm sạch gàu hiệu quả và giảm tần suất gàu tái phát bằng chế độ chăm sóc tóc khoa học:
- Lựa chọn dầu gội phù hợp.
- Gội đầu đúng cách.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục điều độ để giảm căng thẳng; hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thay vào đó thường xuyên bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin để nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh.
Bị gàu có nên gội đầu nhiều không?
Tần suất gội đầu cho tóc gàu phụ thuộc vào tình trạng da đầu của bạn.
Nếu da đầu nhiều dầu nhờn, tóc bết: Nên gội đầu cách ngày hoặc khoảng 3 lần/tuần để giữ mái tóc luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế tích tụ bã nhờn, vi khuẩn tạo điều kiện để gàu xuất hiện.
Nếu da đầu khô căng: Không nên gội đầu quá thường xuyên, chỉ nên gội khoảng 2 tuần/lần để giữ gìn độ ẩm cho da đầu. Việc gội đầu quá nhiều sẽ khiến da đầu càng khô căng và xuất hiện tình trạng vảy gàu bong tróc nặng hơn.
Khi nào bị gàu nên đi khám bác sĩ?
Thông thường, khi bị gàu ở mức độ nhẹ thì không cần phải thăm khám tại bác sĩ. Tuy nhiên đối với gàu ở mức độ nặng như: vảy gàu đóng thành từng mảng lớn bám vào da đầu, ngứa dữ dội và có viêm nhiễm, mẩn đỏ… thì lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định đơn thuốc điều trị và dầu gội đặc trị gàu phù hợp.
Ngoài ra, những người đang bị bệnh ngoài da (chàm, vảy nến, viêm da tiết bã, viêm da kích ứng, nấm da đầu,…) đồng thời bị gàu thì cũng cần được bác sĩ điều trị, bất kể gàu ở mức độ nặng hay nhẹ.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về câu hỏi “Gàu là gì?”. Việc hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân gây ra gàu sẽ giúp bạn có biện pháp làm sạch hiệu quả, an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn hoặc hỗ trợ đặt hàng, vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH qua số điện thoại: 1900 571 255.