Tìm hiểu chi tiết: Núc nác có tác dụng gì?

10:47 - 05.10.2022 - Tác giả: bich

Ngày cập nhập 21/11/2023 lúc 10:13

Núc nác là loại cây thân gỗ thường sinh trưởng và phát triển ở các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Từ hàng ngàn năm nay, núc nác được dùng làm dược liệu tại nhiều quốc gia Châu Á. Vậy cụ thể “Núc nác có tác dụng gì?”, vui lòng đọc thông tin chi tiết bên dưới.

Thông tin khoa học

Tên gọi

Tên tiếng Việt: Núc nác, Ngúc nác, Mộc hồ điệp, Nam hoàng bá, Mạy cả (Tày), Ngòng pắng điặng (Dao), Co ca liên (Thái), Psơ lụng (Kho)

Tên khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz

Phân loại thực vật: núc nác thuộc lớp Hai lá mầm, phân lớp Sympetaleae, bộ Tubiflorae, họ Bignoniaceae (Hoa chùm ớt)

Mô tả

hinh anh cay nuc nac

Núc nác là loại cây thân gỗ cao trung bình 8 – 10m (có khi hơn), đường kính ngang ngực 15 – 20 cm.

Thân cây nhẵn, có vỏ màu nâu xám, ít phân cành, bên trong vàng nhạt.

Lá kép mọc đối, 2 – 4 chét lá, các lá nhỏ hình bầu dục dài 5 – 10cm, cả hai mặt đều có lông tơ.

Hoa lớn, cuống mập, hoa mọc thành chùm, có hình chuông, màu đỏ tía

Quả nang, dẹt và dài từ 40 – 120cm, rộng 5 – 9cm, dày khoảng 1cm. Nục nác kết quả từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, tỉ lệ hoa đậu quả từ 10 – 30%. Khi chín, quả nứt làm 2 mảnh, có nhiều hạt hình bầu dục phía trong.

Phân bố

Cây ưa bóng râm, chịu hạn tốt, sinh trưởng tại các vùng rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ở độ cao từ 500 – 900m

Núc nác có nguồn gốc ở Ấn Độ, sau đó dần phát triển và phân bố ở nhiều quốc gia khu vực Nam Á, Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Philippines và Indonesia (Java)) và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, núc nác phổ biến ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình. Ngoài ra, cây còn xuất hiện dọc bờ thượng nguồn khu vực sông Hồng, sông Chảy, sông Gâm… Ở các vùng từ Quảng Bình đến Quảng nam, núc nác thường được trồng để làm giàn leo cho trầu không và hồ tiêu.

Bộ phận dùng

Hạt và vỏ cây được thu hái và sơ chế để làm dược liệu. Thân cây được sử dụng làm gỗ dùng trong trang trí nội thất.

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu phân lập nhiều bộ phận khác nhau của cây núc nác đã xác định được khoảng 111 hợp chất, trong đó flavonoid (baicalein, chrysin và oroxylin A), naphthalenoids và cyclohexylethanoids là những nhóm chiếm ưu thế. Ngoài ra, còn các thành phần khác như tanin, acid ellagic, một số dẫn xuất flavonoit (Oroxylin A, Baicalein, Crysin, Tetuin)…

Tác dụng dược lý

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của núc nác cho thấy các thành phần của cây có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống khớp, chống ung thư, chống loét, bảo vệ gan, chống đái tháo đường, chống tiêu chảy và các hoạt động chống oxy hóa

Các flavonoid chính của vỏ thân, chẳng hạn như baicalein, chrysin và oroxylin A có hoạt tính ức chế mạnh mẽ chống lại các enzymendoprotease và chuyển đổi proprotein, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh ung thư và virus và nhiễm trùng do vi khuẩn. Flavonoid là thành phần tích cực của các chất chiết xuất có hoạt tính sinh học. Một số loại thuốc Ayurvedic đã được bào chế chỉ sử dụng cây này hoặc cùng với các loại thảo mộc khác để điều trị các bệnh khác nhau.

Chế phẩm nunacin bào chế từ flavonoid toàn phần chiết ở vỏ núc nác đã được dùng điều trị 37 bệnh nhân mắc bệnh vảy nến.

  • Số ngày điều trị cho mỗi bệnh nhân là 54 – 191 ngày. Kết quả: 14 bệnh nhân khỏi, 18 bệnh nhân đỡ nhiều, 5 trường hợp không có kết quả.
  • Có 20 trong số 30 bệnh nhân nói trên đã được điều trị phối hợp với mỡ salicylic bôi ngoài da.

Nunacin còn được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản, mày đay, tổ đỉa…

Núc nác có tác dụng gì?

Các bộ phận của núc nác đều được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền tại Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khu vực Châu Á khác.

  • Trong y học Ayurvedic của Ấn Độ, vỏ rễ, thân và lá được kê đơn để chữa rắn cắn, tiêu chảy và kiết lỵ, bạc tóc sớm (Ghani, 1998).
  • Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hạt của cây núc nác được dùng để điều trị ho, viêm phế quản, viêm họng, ho gà và các rối loạn hô hấp khác.
  • Trong y học cổ truyền Malaysia, người ta sắc lá cây núc nác lấy nướng uống chữa đau bao tử và thấp khớp, nhức đầu, lở loét. Vỏ và hạt được dùng trong thú y.
  • Trong y học cổ truyền Nepal, người ta dùng vỏ thân và rễ núc nác được dùng làm thuốc chống viêm.

Có thể bạn quan tâm: Công dụng của tinh dầu Vân Sam Đen đối với sức khỏe

Dưới đây là những tác dụng trị bệnh của núc nác theo y học cổ truyền Việt Nam.

Chữa bệnh da liễu

Núc nác có vị ngọt, tính mát, có tác dụng chống viêm kháng khuẩn tốt nên thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da.

Chữa hắc lào:

  • Lau rửa vùng da bị hắc lào bằng nước sôi còn ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Lấy một lát chuối xanh chà vào vùng da bị hắc lào nhiều lần.
  • Lấy vỏ núc nác còn tươi, cạo sạch lớp bần màu xám bên ngoài, thái nhỏ, giã nát, vắt lấy nước cốt, chấm nhiều lần vào vùng da hắc lào sau khi chà chuối xanh.
  • Thực hiện mỗi ngày 2- 3 lần.

Chữa giang mai, tổ đỉa:

  • Cách 1: Dùng vỏ núc nác và thổ phục linh mỗi vị 30g. Uống ngày 1 tháng, liên tục 3 – 4 tuần rồi nghỉ 1 tuần .
  • Cách 2: Dùng ké đầu ngựa, hạ khô thảo, thổ phục linh mỗi vị 50g; vỏ núc nác và rễ khổ sâm mỗi vị 30g; sinh địa 20g, chi tử 15g, đem tán bột mịn, vo viên hoàn, mỗi ngày uống 20 – 30g, uống 3 lần trước các bữa ăn 1h.

Chữa chốc lở: 

  • Dùng vỏ núc nác 100g, hạt xà sàng 50g, sắc lấy nước rửa chỗ chốc đầu, lở ngứa (hay gặp ở trẻ em) mỗi ngày 1 lần.
  • Thực hiện liên tục 3 – 4 ngày.
  • Để tăng hiệu quả chữa bệnh, có thể lấy vỏ núc nác, cùng ké đầu ngựa, thổ phục linh và cam thảo dây mỗi vị 15g; kim ngân hoa và sinh địa mỗi vị 20g; sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn 1 giờ.

Chữa mẩn ngứa, dị ứng, chảy dịch vàng: 

nuc nac co tac dung gi

  • Nấu vỏ núc nác khô, lá sài đất, sâm đại hành với lượng như nhau.
  • Rửa sạch vùng da nổi mẩn ngứa, dị ứng với nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
  • Bôi nước thuốc đã nấu vào vùng da này.

Chính vì những công dụng hữu hiệu trong việc trị bệnh ngoài da, nên núc nác được Dược phẩm Hoa Linh nghiên cứu và sử dụng làm nguyên liệu sản xuất dầu gội Nguyên Vương – dầu gội thảo dược dành cho nam đầu tiên có mặt trên thị trường hiện nay. Bảng thành phần của dầu gội dược liệu Nguyên Vương bao gồm chiết xuất từ các dược liệu quý. Sự kết hợp này giúp nuôi dưỡng tóc từ bên trong, mang lại độ mềm mại và sức sống tự nhiên.

Hiện nay, dầu gội dược liệu Nguyên Vương đang phân phối 2 dòng sản phẩm chính bao gồm:

  • Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm: Dung tích 180ml250ml
  • Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái: Dung tích 180ml250ml

Có thể bạn quan tâm: Giá thànhnơi bán dầu gội dược liệu Nguyên Vương uy tín

Xem người dùng Review sản phẩm dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Chữa bệnh tiêu hóa

Chữa trĩ: Dùng vỏ núc nác, ngủ bội tử, hoa kinh giới mỗi vị 12g; phèn phi 4g. Sắc lấy 300 – 400 ml, cho bệnh nhân ngâm hậu môn hàng ngày.

Chữa chứng táo bón do đại tràng thực nhiệt: Dùng vỏ núc nác,  lá cối xay mỗi vị 15g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, liên tục 3 – 4 ngày.

Chữa ợ chua, ợ hơi (do bệnh dạ dày): Dùng hạt núc nác sao vàng tán bột mịn, ngày uống 10-16g, chia 2 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Chữa lị:

  • Vỏ cây núc nác, lá nhót, cỏ sữa, cỏ nhọ nồi (sao đen) mỗi vị 20g; khổ sâm, hạt sen, củ mài mỗi vị 16g; hoàng liên, bạch truật, chích cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  • Dùng đinh lăng, cỏ sữa, rau sam mỗi vị 20g; vỏ cây núc nác 16g, khổ sâm, ngũ gia bì, hoa hòe (sao đen) cỏ ngũ sắc mỗi vị 16g; bạch truật, hoàng đằng, chích cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Chữa bệnh hô hấp

Núc nác nhuận phế, chỉ khái, chỉ thống nên cũng thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấ.

Chữa ho khan, viêm phế quản: Dùng đường phèn 30g, hạt núc nác 10g. Sắc uống, ngày 3 lần trước bữa ăn 1 giờ. Nếu ho lâu ngày, có thể dùng 5-10g hạt núc nác, sắc nước hoặc tán bột uống.

Khan cổ, viêm họng cấp và mạn tính, mất tiếng: Dùng hạt núc nác, khoản đông hoa, tang bạch bì mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, 3 lần,  trước bữa ăn 1 giờ.

Chữa sởi cho trẻ nhỏ

Dùng huyền sâm 8g; vỏ cây núc nác, kinh giới, liên kiều mỗi vị 6g; lá diếp cá, sài đất mỗi vị 5g; kim ngân hoa, mã đề, hoa hồng bạch, sài hồ, đương quy mỗi vị 4g; cam thảo 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.

Chữa vú có cục rắn, đau

Dùng 20g hoa hòe (sao vàng), vỏ núc nác, hương nhu, cát căn, táo nhân (sao đen), đinh lăng, huyền sâm mỗi vị 16g; xương bồ, tam thất, đương quy, xuyên khung, chích cam thảo mỗi vị 12g; hoàng kỳ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.

Chữa sốt xuất huyết có kèm mẩn ngứa

vo nuc nac co tac dung gi

Dùng rau má, cỏ nhọ nồi mỗi vị 30g; vỏ núc nác, bông mã đề mỗi vị 20g. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc sắc uống.

Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết)

Bài thuốc 1: Dùng rau má 20g, vỏ cây núc nác (hoàng bá nam), xài hồ, cam thảo đất mỗi vị 16g; bạch thược, hạt dành dành (chi tử), đan bì, nhân trần, xa tiền 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài thuốc 2: Dùng vỏ cây núc nác, chó đẻ răng cưa, cối xay, đương quy, rễ cỏ tranh, cơm rượu mỗi vị 16g; sài hồ, xa tiền, cam thảo thanh bì mỗi vị 12g; tam thất 10g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa bệnh đường tiết liệu, sinh dục

Núc nác có có tác dụng thanh can giải nhiệt, phù hợp để chữa các bệnh về tiết niệu.

Đái buốt, rắt, đái ra máu: Dùng vỏ núc nác, rễ cỏ tranh, mã đề mỗi loại 1 nắm, sắc nước uống hằng ngày.

Chữa liệt dương do viêm nhiễm sỏi lâu ngày ở vùng tiết niệu: Dùng vỏ núc nác, ý dĩ, mạch môn, kỷ tử, thục địa, huyết đằng, hà thủ ô mỗi vị 12g; trâu cổ, phá cố chỉ, môi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc Núc nác

Những người tì vị hư hàn không nên uống núc nác vì dễ bị đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy. Những người đang bị tiêu chảy không được dùng.

Những người bị ho vì cảm lạnh, bị nóng sốt, chảy nước mũi cũng hạn chế dùng.

Ngoài ram bệnh nhân cảm lạnh gây ho, nóng sốt, chảy nước mũi hạn chế dùng.

Tuy là dược liệu hữu dụng nhưng để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, người bệnh cần tham khảo tư vấn của thầy thuốc trước khi dùng.

Hashtags
4 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM