Đừng gãi nữa, đây mới là 7 cách trị ngứa da đầu hiệu quả

19:32 - 01.11.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 01/04/2024 lúc 17:32

Bạn bị ngứa da đầu? Bạn không biết làm sao ngoài việc gãi ngứa liên tục? Đừng làm tổn thương da đầu thêm nữa! Hãy tìm hiểu cách trị ngứa da đầu theo từng nguyên nhân dưới đây.

1. Cách trị ngứa đầu do da đầu quá khô

Da đầu khô có thể gây ngứa ngáy. Điều này là do quá trình sản xuất dầu bị suy giảm khiến lớp sừng bong ra nhanh hơn, da đầu căng hơn. Đó là lý do tại sao vào mùa lạnh chúng ta thường thấy da đầu có cảm giác ngứa ngáy, châm chích nhiều hơn, do độ ẩm trong không khí thay đổi ảnh hưởng tới việc điều tiết dầu của da đầu.

Vậy giải pháp cho trường hợp này là:

Chúng ta cần ngăn chặn bất cứ yếu tố nguy cơ nào có thể khiến da đầu bị mất độ ẩm, cụ thể là:

  • Không sử dụng nước quá nóng để gội đầu, không dùng luồng nhiệt cao để làm khô tóc.
  • Không nên gội đầu quá nhiều. Những người có da đầu thường chỉ cần 2 – 3 lần/ tuần là đủ, da đầu dầu có thể gội nhiều hơn nhưng không cần thiết lặp lại hằng ngày.
  • Không sử dụng dầu gội có kiềm tính cao. Nên dùng dầu gội dịu nhẹ, có thể là dầu gội tự nhiên có thành phần dưỡng ẩm và khả năng làm sạch tóc vừa phải.
  • Dùng dầu dưỡng tóc hoặc kem ủ tóc để giữ lại độ ẩm cần thiết cho tóc và da đầu.
  • Tránh nắng gay gắt, ánh nắng có thể làm bỏng da đầu và khiến tóc xơ xác, bạc màu nhanh hơn.

>>> Xem thêm gàu da đầu và 8+ cách trị gàu cho nam giới bằng nguyên liệu tự nhiên tiết kiệm nhưng hiệu quả đáng kinh ngạc.

2. Cách trị ngứa đầu do kích ứng với dầu gội

Các thành phần trong dầu gội công nghiệp rất phức tạp, khi bạn sử dụng một loại dầu gội nào đó chứa thành phần có thể gây kích ứng da đầu, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy.

Giải pháp cho trường hợp này là:

Các phản ứng dị ứng nói chung sẽ tự biến mất, chỉ cần bạn loại bỏ chai dầu gội đang sử dụng và thay thế bằng một sản phẩm khác an toàn hơn. Nếu hết kích ứng, bạn có thể dùng một loại dầu gội công nghiệp khác không chứa hương liệu nhân tạo hoặc không chứa propylene glycol. Nhưng tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, dầu gội dược liệu là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Tương tự, nếu bạn bị ngứa da đầu do dùng dầu xả, dầu gội khô hay các sản phẩm chăm sóc tóc khác thì hãy ngưng sử dụng ngay lập lức và tìm kiếm sản phẩm thay thế. Vấn đề của bạn sẽ sớm được giải quyết.

Có thể bạn quan tâm:

3. Cách trị ngứa đầu do gàu

Nếu thấy gàu xuất hiện nhiều thì đây là biểu hiện chứng tỏ nấm Malassezia đang phát triển mạnh mẽ trên da đầu của bạn. Loại nấm này thích hợp sống trong môi trường da đầu dầu, chúng coi bã nhờn trên da là thức ăn ưa thích. Malassezia ăn chất bã nhờn, hình thành các axit béo tự do và gây ra phản ứng viêm, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy và sự hình thành của gàu.

Giải pháp cho trường hợp này là:

Để đối phó với loại ngứa đầu này, trọng tâm là kháng khuẩn. Do đó, dầu gội thông thường không thể giải quyết được. Bạn cần phải sử dụng một loại dầu gội đặc trị gàu có thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ để ức chế sự phát triển của nấm.

Bạn có thể tìm kiếm loại dầu gội trị gàu có một trong những thành phần sau đây:

  • Dầu gội chứa kẽm pyrithione. Chất kẽm pyrithione phát huy công dụng kháng khuẩn và kháng nấm.
  • Dầu gội chứa axit salicylic. Thành phần này có tác dụng tẩy lớp sừng bong trên da đầu, nó hữu ích trong trường hợp bị gàu do da đầu khô.
  • Dầu gội chứa Selenium sulfide. Là loại dầu gội chống nấm nên cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần gội thật sạch dầu để tránh làm thay đổi màu tóc và da đầu.
  • Dầu gội Ketoconazole. Thành phần này có khả nưnag tiêu diệt nấm gây gàu sống trên da đầu.
  • Dầu gội fluocinolone. Là dòng sản phẩm chứa corticosteroid giúp kiểm soát ngứa, bong tróc da và kích ứng. Tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu để có được tác dụng như mong muốn.

Các loại dầu gội trị gàu không kê đơn được bán phổ biến ở các quầy thuốc. Bạn có thể dễ dàng mua được. Kiên trì sử dụng từ 2 – 4 tuần, triệu chứng khó chịu sẽ cải thiện. Có những sản phẩm kê đơn cần được sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng.

Sau quá trình điều trị gàu và có kết quả tích cực, bạn hãy chú ý vệ sinh da đầu sạch sẽ nhưng không được sử dụng dầu gội có tính tẩy quá mạnh. Nói chung da đầu sẽ tự động điều tiết việc tiết chất nhờn, việc làm sạch quá mức sẽ kích thích bài tiết chất nhờn.

Ngoài ra, bạn có thể thử những cách trị gàu ngứa bằng chanh hoặc các tips giảm ngứa da dầu từ muối để loại bỏ tình trạng khó chịu này nếu da đầu bạn không bị ngứa ngáy do các vấn đề về bệnh lý gây ra.

4. Cách trị ngứa đầu do bệnh vẩy nến

Vảy nến một bệnh tự miễn mãn tính hình thành các vảy nổi lên trên da da đầu, gây ra cảm giác ngứa ngáy ở những nơi có mảng vẩy nến nổi lên. Vảy nến xuất hiện cục bộ hoặc lan rộng toàn bộ da đầu. Chúng có thể lan ra sau gáy, trong tai hay phần trán. Cảm giác ngứa ở bệnh vảy nến cực kỳ khó chịu, các vảy trắng bám trên da đầu ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Nếu gãi da đầu quá nhiều có thể gây ra nhiễm trùng và rụng tóc.

Nguyên nhân của bệnh chưa được hiểu rõ, vẩy nến cũng không lây từ người này sang người khác, song bệnh có tính di truyền.

Xem thêm: da đầu nhiều dầu

Giải pháp cho trường hợp này là:

Trước tiên, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các loại dầu gội trị gàu không kê đơn có chưa axit salicylic hay coal tar. Nếu cách này không hiệu quả, hãy hẹn gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể kê đơn các loại dầu gội đầu mạnh hơn và các loại thuốc bôi tại chỗ như Anthralin, Calcipotriene, Calcipotriene, Tazarotene, thuốc kháng sinh…

Những loại thuốc bôi này cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, thời gian áp dụng tối thiểu 8 tuần. Sau khi điều trị khỏi, bạn cần phòng ngừa tái phát bằng cách dùng dầu gội có coal tar 2 lần/ tuần.

Bệnh vảy nến có thể điều trị bằng các biện pháp khác như:

  • Tiêm steroid trực tiếp vào khu vực có vảy nến
  • Quang trị liệu bằng laser
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch và thuốc uống
  • Thuốc uống

5. Cách trị ngứa đầu do hắc lào

Bệnh hắc lào trên da đầu là bệnh nhiễm nấm (trychophytone, microsporum hay epidermophyton..), tạo nên những đám tròn hình đồng xu. Hắc lào hay xuất hiện ở các vùng vùng da nhiều khe kẽ, nếp gấp, ít phổ biến ở da đầu.

Hắc lào trên da đầu có có thể gây phồng rộp, chảy mủ và rụng tóc.

Bệnh này có thể truyền nhiễm cho người khác thông qua tiếp xúc hay dùng chung đồ với người bị bệnh.

Giải pháp cho trường hợp này là:

Hắc lào thường chữa bằng bằng dung dịch bôi tại chỗ (ASA, BSI..) hay thuốc chống nấm dạng bôi như Ketoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Terbinafin…thường bôi 2 lần/ngày trong 3-4 tuần.

Nhiều trường hợp phải điều trị toàn thân bằng thuốc kháng histamin và thuốc kháng nấm đường uống chứa Itraconazole, terbinafin… Nếu có mủ hay bội nhiễm cần sử dụng thêm kháng sinh.

6. Cách trị ngứa đầu do bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ gây nên. Loài sinh vật này tiết ra một loại enzyme có tên là proteases có khả năng làm suy giảm lớp sừng trên da đầu, nó ăn các mô phân hủy chứ không hút máu.

Biểu hiện của ghẻ là những mụn nước trên da đầu gây ra cảm giác ngứa rất khó chịu, đặc biệt vào ban đêm. Do đây là thời điểm con ghẻ di chuyển, nó tiết ra độc tố để đào hang, kích đầu dây thần kinh cảm giác ở da đầu, khiến cảm giác ngứa ngáy dữ dội hơn.

Tương tự như hắc lào, ghẻ có thể lây lan khi dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân với người bệnh. Nếu không điều trị sớm, ghẻ da đầu có thể dẫn tới nhiễm trùng và rụng tóc.

Giải pháp cho trường hợp này là:

Biện pháp điều trị ghẻ tương đối dễ dàng, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc bôi để diệt ghẻ cái như:

  • Dung dịch DEP: Bôi ngày 2 – 3 lần, thuốc không sử dụng cho trẻ sơ sinh, không bôi vào bộ phận sinh dục.
  • Benzyl benzoat (ascabiol, scabitox, zylate): bôi 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 15 phút. Sau 24 giờ cần tắm gội, giặt quần áo sạch.
  • Eurax (crotamintan) 10%, sử dụng thuốc bôi theo khoảng thời gian cứ 6-10 giờ bôi 1 lần.
  • Permethrin cream 5% (Elimite): loại thuốc bôi này ít độc tính nhất, an toàn với cả trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Các loại thuốc khác (kháng sinh, thuốc kháng histamin, vitamin B1, oxit kẽm…) dùng phối hợp nếu bị ghẻ có bội nhiễm, viêm da, chàm hóa.

7. Cách trị ngứa đầu do viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn da đầu (còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ) thường gặp ở người trẻ và trung niên, tại những vị trí có tuyến dầu hoạt động mạnh như: da đầu, sau tai, kẽ mông, bẹn… nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới những vùng có da dày và khô.

Viêm da tiết bã trên đầu bắt đầu với các sẩn hoặc mảng màu đỏ hồng liên kết lại và được bao phủ bởi vảy nhờn hoặc vảy màu vàng. Người bệnh có thể hoặc không cảm thấy ngứa, mức độ ngứa nhẹ hoặc vừa, khi thời tiết nóng bức, mồ hôi ra nhiều, cơn ngứa sẽ tăng lên. Nếu bị viêm da tiết bã nghiêm trọng, da đầu có thể rỉ dịch, đóng vảy và rụng tóc từng mảng.

Khi quá trình tái tạo da bị rút ngấn, lớp sừng trên da đầu sẽ bong tróc nhanh hơn, chúng kết dính với nhau tạo thành vảy. Viêm da tiết bã sẽ nghiêm trọng hơn nếu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích như: căng thẳng quá độ, thay đổi nội tiết, béo phì, uống rượu thường xuyên…

Giải pháp cho trường hợp này là:

Viêm da tiết bã da đầu ở mức độ nhẹ chỉ cần dùng dầu gội Ketoconazole. Trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê toa thêm thuốc bôi (thuốc bạt sừng, corticoid, thuốc ức chế ức chế calcineurin) và uống (thuốc kháng nấm dạng uống, kháng sinh) giúp giảm tổn thương cho da, ức chế nấm, giảm viêm.

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM