Hướng dẫn 8+ cách trị gàu bằng bồ kết TIẾT KIỆM mà HIỆU QUẢ không ngờ

18:06 - 06.12.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 22/02/2024 lúc 13:21

Quả bồ kết chứa lượng lớn saponin – một loại xà phòng tự nhiên có khả năng làm sạch bã nhờn, dầu thừa trên da đầu, giúp các lỗ chân lông thông thoáng. Từ đó hạn chế sự phát triển của gàu ngứa.

Trong bài viết dưới đây hãy cùng Nguyên Vương tìm hiểu chi tiết về hiệu quả của bồ kết và những cách gội đầu bằng bồ kết trị gàu cực hiệu quả lại đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà nhé!

Bồ kết trị gàu có hiệu quả không?

Quả bồ kết có khả năng trị gàu hiệu quả, làm sạch dầu nhờn và tăng khả năng đề kháng cho da đầu nhờ chứa 2 phần là Saponin và Flavonoid.

Theo nghiên cứu khoa học, quả của cây bồ kết chứa khoảng 10% saponin (saponin màu vàng, saponin australozit, saponin gleditsia B-G) – chất có khả năng làm sạch gàu mạnh mẽ. Tên “saponin” có nguồn gốc từ tiếng Latin “sapo”, có nghĩa là xà phòng, vì nó tạo bọt khi tiếp xúc với nước. Đúng như tên gọi của mình saponin sở hữu tác dụng như một chất hoạt động bề mặt, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da đầu, từ đó không còn môi trường cho nấm men gây gàu ngứa phát triển. Đặc biệt, không giống như các chất hoạt động bề mặt hiện đại như sunfat, saponin lành tính hơn cho da, nó không làm mất đi lớp dầu vốn có trên da đầu, nhờ đó da sẽ không bị quá khô gây bong tróc thành nhiều mảng gàu.

Ngoài ra, trong thành phần của quả bồ kết còn có các loại flavonoid (saponaretin, vitestin, inteolin, orientin, homorientin). Đây là một hợp chất hữu cơ có tác dụng kháng nấm, chống viêm và kích thích tái tạo tóc. Nhờ đó sử dụng bồ kết gội đầu sẽ giúp làm sạch gàu hiệu quả và hạn chế tình trạng ngứa da đầu và giúp tóc mọc lên khỏe mạnh hơn.

Thành phần hoá học của quả bồ kết được công bố trên trang web chính thức của Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng
Trang web chính thức của Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng cung cấp thông tin về thành phần của quả bồ kết

Gội đầu bằng bồ kết trị gàu phù hợp với đối tượng nào?

Bồ kết là thảo dược trị gàu lành tính do đó việc sử dụng quả bồ kết để gội đầu sẽ an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp dưới đây thì nên cẩn trọng khi áp dụng phương pháp này:

  • Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai: Do bồ kết có tính cay, khi nướng lên để gội đầu sẽ có mùi hơi nồng, các đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai có thể cảm thấy buồn nôn, chóng mặt khi tiếp xúc.
  • Người có vết thương hở trên đầu: Khi có vết thương hở bạn không nên để da đầu tiếp xúc với nước bồ kết vì nó có thể khiến tình trạng vết thương thêm nghiêm trọng. Hãy xử lý vết thương đến khi hoàn toàn lành lại rồi mới áp dụng các phương pháp trị gàu.
  • Người bị gàu do bệnh lý: Gàu có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như bệnh nấm da đầu, bệnh chàm, bệnh vảy nến… Khi bị gàu do bệnh lý bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc được kê để bôi ngoài da, hạn chế sử dụng bồ kết hoặc bất cứ thành phần nào khác để gội đầu vì chúng có thể khiến tình trạng bênh nghiêm trọng hơn.

Tìm hiểu thêm: Tại sao gội đầu mà vẫn có gàu

Hướng dẫn cách trị gàu bằng bồ kết tại nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Chọn khoảng 5 – 7 quả bồ kết, tùy kích cỡ và độ dài, dày của tóc.
  • Chú ý chọn quả chín già, có màu nâu sậm, không bị sâu.
  • Phơi khô trước khi dùng để tăng hàm lượng saponin tích lũy trong bồ kết.

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần.

Thời gian thực hiện: 3 – 4 tuần đối với người bị gàu nhẹ và 4 – 6 tuần với người bị gàu nặng.

Chi phí thực hiện: khoảng 80.000-100.000VNĐ/500gram bồ kết khô

Bước 1: Nướng khô bồ kết và loại bỏ hạt

  • Nướng quả bồ kết trên than/bếp cho đến khi dậy mùi thơm. Nếu bạn không có bếp thì có thể sử nướng bồ kết trong nồi chiên không dầu trong khoảng 10-15 phút ở mức 150 độ.
  • Đợi bồ kết nguội bớt thì bẻ nhỏ thành các khúc ngắn bằng một lóng tay.
  • Dùng chày đập vào các khúc bồ kết để loại bỏ hạt vì hạt bồ kết có thể gây bết tóc.

Bước 2: Xay nhỏ bồ kết thành bột mịn

  • Cho các phần bồ kết đã bỏ hạt vào máy xay để xay nhuyễn thành bột (như hình).
  • Bạn có thể nướng một lượng bồ kết nhiều hơn để xay một lần và cất đi để gội đầu lâu dài.
  • Khi xay bạn nên tránh để mũi tiếp xúc quá gần với phần bột vì bồ kết có mùi khá cay sau khi nướng lên.

Bước 3: Gội đầu bằng nước bồ kết

  • Cho bột bồ kết đã xay vào túi lọc. Nếu không có túi lọc bạn có thể sử dụng khăn xô để bọc phần bột bồ kết.
  • Đun sôi khoảng 4 lít nước với túi lọc bồ kết khoảng 5 – 10 phút cho tinh dầu bồ kết thôi ra nước. Quan sát thấy nước đổi màu vàng và sủi bọt thì tắt bếp và để nguội hoặc hơi ấm ấm (30 – 35 độ C).
  • Dùng nước sạch xả qua cho ướt toàn bộ tóc, sau đó tưới 1/3 nước bồ kết lên cho thấm đều toàn bộ da dầu, chân tóc và ngọn tóc.
  • Dùng đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút để hoạt chất trong nước bồ kết thấm vào da đầu và làm sạch các mảng gàu.
  • Thao tác lặp lại 2 – 3 lần với chỗ nước bồ kết còn lại.

Bước 4: Xả sạch và lau khô tóc

  • Dùng nước lạnh xả sạch tóc và da đầu.
  • Lau tóc nhẹ nhàng bằng khăn mềm và để tóc khô tự nhiên, không nên dùng máy sấy tóc.


Xem thêm: Trị gàu bằng dầu dừa

8 Cách trị gàu bằng bồ kết và các thảo mộc khác

Ngoài việc sử dụng nước gội đầu làm từ quả bồ kết, chúng ta có thể kết hợp thêm với một số nguyên liệu thảo mộc khác để tăng hiệu quả trị gàu, làm mềm mượt và lưu lại hương thơm cho tóc. Sau đây là một số công thức mà bạn có thể thử:

1. Cách trị gàu bằng quả bồ kết và sả

Cách trị gàu bằng bồ kết và sả đã được áp dụng trong dân gian từ rất lâu do tác dụng làm sạch hiệu quả của cả 2 thành phần này. Như đã nói ở trên bồ kết sở hữu khả năng tạo bọt và cuốn trôi bã nhờn trên da đầu. Còn tinh chất sả có chứa Methylisoeugenol, limonene và citral có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và vi nấm, từ đó giúp trị gàu và ngăn chặn gàu tái phát. Bên cạnh đó, tinh dầu xả cũng có thể giảm gàu bằng cách chống lại Malassezia – nấm men tạo ra gàu và giúp làm dịu cảm giác khô, ngứa, tăng cường giữ ẩm cho tóc và da đầu. 

Ngoài ra, sả còn chứa khá nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho tóc như acid pantothenic, pyridoxine, thiamine, vitamin A, C… Bởi vậy nên khi kết hợp với quả bồ kết, sả không chỉ giúp làm tăng hiệu quả làm sạch gàu mà còn giúp tăng cường chăm sóc để tóc dày, mượt, khỏe mạnh hơn.

gội đầu với xả và bồ kết trị gàu
Kết hợp bồ kết với sả tươi để tăng khả năng làm sạch gàu cho da đầu

Lưu ý: Hàm lượng tinh dầu cao trong sả mặc dù có thể kháng khuẩn, trị gàu hiệu quả song nếu lạm dụng với liều lượng cao sẽ phản tác dụng. Hệ quả là có thể gây kích ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa trên da. Vì vậy, với người có cơ địa da nhạy cảm cần hết sức thận trọng khi sử dụng sả để gội đầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 5 – 7  quả bồ kết khô.
  • 3 – 4 cây sả tươi.

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 4 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 10.000 VNĐ – 15.000 VNĐ/lần gội

Các bước thức thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp nước sả và bồ kết

Nướng quả bồ kết dậy mùi thơm rồi bẻ vụn hoặc đập nát cho vào túi lọc. Sả rửa sạch, giã dập cắt khúc rồi cho cùng túi lọc bồ kết vào đun sôi với 4 – 5 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút, để nguội.

Bước 2: Massage nước bồ kết lên tóc và da đầu
Xả qua đầu bằng nước lạnh rồi đổ nước bồ kết sả thấm đều tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút. Lặp lại thao tác trong 2 – 3 lần.
Bước 3: Xả sạch và lau khô tóc

Dùng nước lạnh xả sạch đầu rồi lau qua bằng khăn và để tóc khô tự nhiên.

2. Cách trị gàu bằng bồ kết và lá trầu không

Trầu không chẳng những chứa các dưỡng chất tốt cho sự phát triển của tóc như protein, phốt pho,… mà còn có kháng sinh với khả năng diệt khuẩn và ức chế sự phát triển của các loại nấm. Ngoài ra, Ayurveda (Hệ thống y học Hindu truyền thống) cũng từng khẳng định lá trầu không có thể dưỡng tóc, kích thích tóc mọc nhanh, ngăn tóc gãy rụng, chẻ ngọn. Với những công dụng được khẳng định, lá trầu không hoàn toàn có thể kết hợp với bồ kết để tăng hiệu quả làm sạch nấm và vảy gàu, đồng thời nuôi dưỡng các nang tóc và da đầu khỏe mạnh, ngăn chặn gàu tái phát. 

quả bồ kết trị gàu
Công thức nấu bồ kết và lá trầu không trị gàu không chỉ làm sạch hiệu quả mà còn bổ sung thêm dưỡng chất cho tóc phát triển

Lưu ý: Trầu không có chứa một số dẫn xuất của phenol có thể ảnh hưởng đến sắc tố và gây kích ứng với da nếu tiếp xúc nhiều và dùng thường xuyên. Do đó, khi dùng trầu không kết hợp quả bồ kết trị gàu cần chú ý về liều lượng và tần suất, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 20 lá trầu không tươi, chọn lá già vừa phải, màu xanh đậm, không chọn lá quá non hoặc lá úa.
  • 7 quả bồ kết khô.

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 4 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 20.000 VNĐ – 25.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Đun sôi hỗn hợp nước với trầu không và bồ kết

Nướng bồ kết đến khi có mùi thơm và màu quả chuyển vàng thì bẻ vụn cho vào túi lọc cùng lá trầu không đã rửa sạch, đun cùng 4 lít nước sôi trong khoảng 20 phút với lửa vừa thì tắt bếp, để nguội.
Bước 2: Massage hỗn hợp lên tóc và da đầu

Làm ướt tóc hoàn toàn với nước lạnh, sau đó tưới nước trầu không – bồ kết lên da đầu và tóc, massage nhẹ nhàng 3 – 4 phút. Lặp lại khoảng 2 – 3 lần là được.

mát xa da đầu
Bước 3: Xả sạch và lau khô tóc

Xả sạch đầu với nước lạnh, lau qua bằng khăn và để tóc khô tự nhiên.

3. Cách trị gàu bằng bồ kết và cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có thể được sử dụng để giảm gàu và chống tóc gãy rụng nhờ hàm lượng muối nitric rất cao có khả năng chống tóc bạc sớm và làm sạch. Ngoài ra, loại cỏ này còn có beta-sitosterol có thể làm giảm tình trạng tóc gãy, rụng. Bởi vậy nên chúng ta có thể dùng cỏ mần trầu cùng với quả bồ kết để gội đầu giúp sạch gàu và kích thích tóc mọc đen, chắc khỏe.

cỏ mần trầu và bồ kết trị gàu
Gội đầu bằng bồ kết và cỏ mần trầu giúp làm sạch gàu nhanh chóng, đồng thời ngăn tóc bạc sớm

Lưu ý: Công dụng trị gàu của cỏ mần trầu đã được khẳng định rõ ràng, song các tác dụng phụ của loại thảo dược này đối với con người vẫn chưa được đánh giá chính xác. Bởi thế nên nó không được khuyến cáo dùng cho các đối tượng đặc thù như trẻ nhỏ, người có cơ địa nhạy cảm, người có bệnh nền. Với người khỏe mạnh bình thường cũng không nên lạm dụng cỏ mần trầu trong thời gian dài để đảm bảo an toàn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 6 – 7 quả bồ kết khô.
  • 3 nắm cỏ mần trầu (khoảng 200 gram).
  • 3 thìa cà phê tinh dầu hương nhu (nếu có).

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 4 – 5 tuần

Chi phí thực hiện: 20.000 VNĐ – 25.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Sơ chế cỏ mần trầu

Cắt nhỏ cỏ mần trầu thành các khúc ngắn bằng ngón tay để dễ dàng cho vào nồi. Rửa cỏ mần trầu với nước sạch 2-3 lần để loại bỏ đất cát còn bám lại.

Bước 2: Đun sôi cỏ mần trầu và bồ kết để lấy nước gội đầu

Chuẩn bị nước gội đầu bằng cách đun khoảng 5 lít nước với bồ kết khô đã rang/nướng thơm cùng cỏ mần trầu đã rửa sạch. Đun sôi trên lửa vừa khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp, để nguội còn khoảng 30 – 35 độ C, vớt xác cỏ mần trầu và bồ kết ra, sau đó cho tinh dầu hương nhu vào là có thể dùng.

Bước 3: Massage hỗn hợp lên tóc và da đầu

Xả qua đầu với nước lạnh cho bớt bụi bẩn, sau đó đổ từng cốc/gáo nước bồ kết – cỏ mần trầu lên đầu cho nước chảy và thấm đều từ phần chân tóc đến ngọn tóc. Massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất thẩm thấu vào nang tóc và da đầu trong khoảng 3 – 4 phút. Sau đó tiếp tục đổ thêm nước bồ kết và massage, lặp lại khoảng 2 – 3 lần.

mát xa da đầu
Bước 4: Xả sạch và lau khô tócDùng nước lạnh gội sạch lại đầu, lau bằng khăn mềm và để tóc tự khô. lau khô tóc

4. Cách trị gàu bằng bồ kết và gừng tươi

Methanol trong gừng tươi có thể ngăn chặn nấm Malassezia – tác nhân chính gây gàu. Đồng thời, tinh chất Gingerol cũng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa vượt trội, giúp phòng chống các bệnh về nấm, giảm ngứa và làm sạch gàu. Những đặc tính của gừng từ lâu đã được công nhận rộng rãi và được đưa vào sử dụng trong nhiều hệ thống y học cổ truyền như Ayurveda như một bài thuốc có lợi cho các bộ phận của cơ thể, bao gồm tóc và da đầu. Đây cũng được xem là cơ sở cho phép kết hợp gừng với bồ kết tạo nên công thức trị gàu, đầu dầu nhờn, bết ngứa hiệu quả, an toàn.

gừng và bồ kết trị gàu
Cách trị gàu bằng bồ kết và gừng tươi rất được ưa chuộng do hiệu quả làm sạch bã nhờn, giảm ngứa rõ rệt

Lưu ý: Gừng tươi có khả năng ức chế nấm gây gàu nhưng đồng thời cũng có tính nóng, nếu sử dụng quá thường xuyên với hàm lượng cao có thể gây bỏng, rát da đầu. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 5 – 7 quả bồ kết khô.
  • 1 – 2 củ gừng tươi, chọn gừng bánh tẻ, không bị sâu.

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 4 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 10.000 VNĐ – 15.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Sơ chế gừng tươi

Rửa sạch gừng tươi rồi dùng dao nạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Nếu bạn có dụng cụ bào thì có thể sử dụng để bào gừng thành các sợi nhỏ. Nếu không, bạn có thể đập dập dừng rồi băm nhỏ bằng dao.

Bước 2: Chiết xuất nước cốt gừng

Chuẩn bị một chiếc khăn xô sạch và một bát đựng. Cho phần gừng đã làm nhuyễn vào khăn xô và bóp chặt cho đến khi nước trong gừng được tiết hết ra. Nếu lực tay của bạn không đủ thì có thể dùng chày để dã lên khăn xô cho đến khi gừng tiết ra nước.

Bước 3: Gội đầu bằng hỗn hợp nước bồ kết và gừng

Rang hoặc nướng thơm bồ kết, sau đó giã qua rồi cho vào túi lọc, đun sôi với khoảng 4 lít nước trong vòng 10 – 20 phút rồi để nguội bớt. Hòa nước cốt gừng đã chuẩn bị với phần nước bồ kết. Gội qua đầu với nước lạnh, sau đó đổ nước bồ kết – gừng lên từ chân tóc đến ngọn và dùng phần thịt ở đầu các ngón tay massage nhẹ nhàng toàn bộ da đầu. Sau khi massage khoảng 3 phút thì lại đổ thêm nước bồ kết lên và massage, lặp lại thao tác này khoảng 3 lần là được.

mát xa da đầu
Bước 4: Xả sạch và lau khô tóc

Sử dụng nước lạnh để gội sạch lại đầu, sau đó dùng khăn mềm lau qua và để tóc tự khô, không dùng máy sấy.
lau khô tóc

5. Cách trị gàu bằng bồ kết và vỏ bưởi

Phương pháp trị gàu bằng bồ kết và vỏ bưởi đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu do hiệu quả đáng kinh ngạc mà nó đem lại. Vỏ bưởi có chứa rất nhiều các thành phần dưỡng chất có lợi cho tóc và da đầu, cụ thể như pectin, naringin, vitamin A, C, và tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, mang đến hiệu quả làm sạch gàu cũng như phòng chống các bệnh về da đầu. Trên thực tế, đặc tính chống gàu, nấm của tinh chất từ vỏ các loại trái cây họ cam, quýt (bao gồm cả bưởi) đã được đánh giá kiểm tra qua nhiều nghiên cứu. Vì thế nên khi sử dụng nước đun từ vỏ bưởi cùng bồ kết gội đầu, hỗn hợp này không chỉ nâng cao tác dụng trị gàu mà còn lưu lại hương thơm dịu nhẹ, thư giãn trên tóc sau khi gội.

quả bồ kết trị gàu
Cách trị gàu bằng bồ kết và vỏ bưởi được đánh giá cao không chỉ bởi khả năng làm sạch vảy da đầu mà còn nhờ khả năng kích thích mọc tóc mạnh mẽ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 quả bưởi tươi
  • 7 quả bồ kết khô

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 5 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 40.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Đun vỏ bưởi và bồ kết lấy nước

Gọt vỏ bưởi, rửa sạch và cắt khúc vuông cỡ 3 ngón tay, bồ kết rang/nướng thơm, giã hoặc bẻ vụn. Đun vỏ bưởi và bồ kết với 5 lít nước cho sôi kỹ trên lửa vừa khoảng 20 phút rồi để nguội, lọc lấy nước gội đầu.

Bước 2: Massage hỗn hợp lên tóc và da đầu

Gội qua đầu cho bớt bụi bẩn với nước sạch, sau đó tưới nước bồ kết đã đun với vỏ bưởi lên toàn bộ đầu và massage khoảng 3 phút. Lặp lại thao tác này 2 – 3 lần là được.

mát xa da đầu
Bước 3: Xả sạch và lau khô tóc

Dùng nước lạnh để gội sạch lại đầu, lau tóc bằng khăn và để tự khô chứ không sấy tóc.

lau khô tóc

6. Cách trị gàu bằng bồ kết và quả bồ hòn

Quả bồ hòn có chứa hoạt chất tăng cường khả năng kháng viêm, chống nấm da đầu, giảm nhanh tình trạng ngứa và gàu trên da đầu. Hơn nữa quả bồ hòn có khả năng tạo bọt, dùng để kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu là một công thức lý tưởng vừa giảm ngứa, gàu và dưỡng tóc mượt mà.

quả bồ hòn
Kết hợp bồ kết với quả bồ hòn sẽ làm tăng kháng viêm, hạn chế tác động của các loại nấm men gây gàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 15 quả bồ hòn khô
  • 5 quả bồ kết khô

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 5 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 25.000 VNĐ – 30.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Sơ chế bồ kết và bồ hòn

Bồ kết nướng khô, đập dập rồi tách bỏ hạt. Bồ hòn tách hạt đem rửa sạch.

quả bồ hòn tách hạt
Bước 2: Đun nước bồ kết và bồ hòn

  • Dùng 5 quả bồ kết khô và 15 quả bồ hòn đã rửa sạch, cho vào nồi 2 lít nước và đun sôi
  • Khi nước sôi được khoảng 5 phút thì tắt bếp, pha loãng với nước lạnh
  • Dùng tay vò nát bồ kết và bồ hòn cho tinh chất thôi ra nước gội đầu.
vò nát hỗn hợp bồ kết và bồ hòn
Bước 3: Gội đầu với nước bồ kết và bồ hòn

Lọc bỏ bã và lấy phần nước để gội đầu. Gội đầu thật sạch và lau khô tóc với khăn mềm.

lọc nước bồ kết và bồ hòn

7. Cách trị gàu bằng bồ kết với vỏ núc nác

Núc nác là một loại thảo dược phát huy tác dụng to lớn với các bệnh da liễu. Áp dụng với da đầu, núc nác có thể góp phần chữa trị các bệnh lý nấm ngứa, viêm da đầu, trị gàu hiệu quả. Bộ phận thường được sử dụng để làm thuốc hoặc nấu nước gội đầu là vỏ thân cây núc nác.

vỏ cây núc nác
Vỏ cây núc nác là thảo mộc thường được sử dụng để dưỡng tóc trong dân gian

Bồ kết và núc nác dùng để gội đầu có thể loại bỏ bã nhờn và cân bằng độ ẩm tự nhiên của da đầu.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 50g vỏ núc nác khô
  • 5 quả bồ kết khô

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 5 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 20.000 VNĐ – 25.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Cho vỏ thân núc nác và quả bồ kết vào 2 lít nước nấu cho sôi trong 10 phút
  • Bước 2: Lọc bỏ bã lấy nước gội đầu
  • Bước 3: Gội đầu nhẹ nhàng với nước bồ kết và núc nác, thấm khô tóc với khăn mềm.

8. Trị gàu bằng bồ kết cô đặc với nhiều thảo dược tự nhiên

Nếu không có nhiều thời gian để mỗi lần gội đầu lại chuẩn bị một phần nước bồ kết thì bạn có thể lựa chọn cách làm bồ kết cô đặc và lưu trữ trong tủ lạnh dùng dần. Để tăng hiệu quả trị gàu, dưỡng tóc cho công thức này Nguyên Vương khuyên bạn nên kết hợp bồ kết với nhiều thảo dược như: Diệp hạ châu; Cỏ mần trầu; Lá ổi; Vỏ bưởi; Vỏ cam; Chanh tươi; Xả; Bồ hòn.

Hiệu quả của phương pháp trị gàu bằng bồ kết này:

Bên cạnh những thành phần như vỏ bưởi/vỏ cam, xả, cỏ mần trầu đã được nhắc đến ở trên thì nhưng thảo dược còn lại cũng có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ trị gàu:

  • Diệp hạ châu: Hay còn gọi là cây chó đẻ là một thảo dược chứa hợp chất Phenolic với tác dụng làm sạch, kháng viêm. Nhờ đó bảo vệ da đầu khỏi tác động xấu của nấm men gây gàu.
  • Lá ổi: Lá ổi chứa chất Staphylococcus aureus với tác dụng ức chế vi khuẩn gây ra những vấn đề ngoài da. Đồng thời Acid tannic, flavonoids có trong thành phần của loại lá này sẽ hỗ trợ giảm tình trạng bong da và ngứa ngáy.
  • Chanh tươi: Citric acid trong nước chanh có tác dụng cân bằng độ pH của môi trường da đầu. Nhờ đó nấm men gây gàu sẽ không có cơ hội phát triển mạnh.
  • Bồ hòn: Bồ hòn được ví như một loại xà phòng tự nhiên vì trong thành phần của nó chứa Staphylococcus aureus, Staphylococcus Pyogenes, Staphylococcus Viridans – những chất có khả năng kháng vi khuẩn tốt. Đồng thời sử dụng bồ hòn cho tóc còn giúp phục hồi phần da bị hư tổn do nấm men, từ đó hạn chế tình trạng gàu mảng lớn.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng làm đen tóc, tạo hương thơm như: hà thủ ô, hương nhu, quế…

các thành phần của dầu gội trị gàu với bồ kết
Toàn bộ nguyên liệu cần thiết cho công thức nước gội đầu trị gàu bằng bồ kết và thảo dược

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 quả bưởi tươi
  • 7 quả bồ kết khô

Tần suất thực hiện: 2 – 3 lần/tuần

Thời gian thực hiện: 5 – 6 tuần

Chi phí thực hiện: 40.000 VNĐ – 50.000 VNĐ/lần gội

Các bước thực hiện:

Bước thực hiện Hình ảnh minh họa
Bước 1: Đun bồ kết lấy nước

Bồ kết sau khi nướng khô, đập nát, bỏ hạt thì đun với 5 lít nước. Sau khi nước sôi thì để lửa liu riu thêm 10-15 phút cho bồ kết tiết hết nước cốt. Lưu ý không nên đậy vung kín khi đun nước bồ kết vì khi sôi bọt bồ kết sẽ phồng lên và gây trào.

Bước 2: Bỏ lần lượt các loại thảo dược khác vào nồi

Sơ chế thảo dược:

  • Với các loại thảo dược dạng lá: Rửa sạch và cắt ngắn, vò nát để dễ tiết ra tinh chất
  • Với chanh: Rửa sạch, giữ nguyên vỏ và cắt bổ cau
  • Với bồ hòn, hà thủ ô, quế, gừng: Rửa sạch, dùng chày đập nát
  • Vỏ bưởi, vỏ cam: Sau khi gọt lấy vỏ thì loại bỏ sạch phần xơ trắng, phơi một nắng để vỏ khô lại. Khi nào cần dùng bạn có thể bỏ ra sử dụng.

Bỏ lần lượt các thành phần này vào nồi nước bồ kết rồi tiếp tục đun nhỏ lửa thêm 30 phút nữa.

Bước 3: Cô đặc nước bồ kết thành nước cốt

Vớt phần bã bồ kết và các thảo dược ra khỏi nồi. Tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi toàn bộ phần nước chuyển từ dạng lỏng sang dạng keo sánh đặc thì tắt bếp. Đợi đến khi nước cốt nguội hoàn toàn thì bạn có thể cho vào chai để lưu trữ trong tủ lạnh và sử dụng dần.

Bước 4: Pha nước bồ kết gội đầu

Trước khi gội đầu, pha nước cốt bồ kết với nước sạch theo tỉ lệ: 1 nước cốt – 2 nước sạch. Khi gội tưới đều phần nước bồ kết lên đầu và cho đến khi tóc ướt toàn bộ thì tiến hành mát xa nhẹ nhàng để làm sạch gàu. Sau đó bạn có thể làm sạch lại tóc với nước sạch trước khi lau khô.

Tham khảo thêm: Trị gàu bằng dung dịch vệ sinh

Lưu ý khi trị gàu bằng quả bồ kết

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trị gàu khi dùng các công thức từ quả bồ kết, bạn cần chú ý:

  • Phải loại bỏ hạt bồ kết trước khi sử dụng: Hạt bồ kết rất giàu lipid, do đó nếu sử dụng để gội đầu có thể khiến da đầu dễ tiết dầu nhờn gây bết tóc và bít tắc lỗ chân lông gây ngứa ngáy.
  • Không nên dùng nước nóng gội đầu: Nước bồ kết sau khi nấu xong cần để nguội bớt hoặc pha với nước lạnh để nhiệt độ nước còn 30 – 35 độ C (chỉ hơi âm ấm khi sờ bằng tay) là có thể sử dụng.
  • Tần suất và liều lượng phù hợp: Chỉ nên gội đầu bằng bồ kết khoảng 2 – 3 lần/tuần và mỗi lần chỉ dùng khoảng 5 – 7 quả là đủ. Với tóc bị gàu nặng, da đầu nhiều dầu thì có thể tăng thêm 1 – 2 quả và gội cách nhật. Tuy nhiên, khi thấy hiện tượng gàu giảm hoặc ít gàu thì chỉ nên dùng quả bồ kết trị gàu 2 lần/tuần.
  • Dùng nước bồ kết trong ngày: Không nên đun nhiều, trữ sẵn để dùng trong nhiều ngày vì để lâu nước bồ kết có thể bị biến chất, không còn tác dụng mà thậm chí còn gây hại cho da đầu.
  • Massage nhẹ nhàng khi gội: Massage đầu khi gội giúp tăng tuần hoàn máu để các dưỡng chất thẩm thấu vào da đầu và nang tóc tốt hơn.
  • Dùng nước lạnh xả tóc: Nước lạnh xả tóc sẽ giúp tóc tránh bị bết, đồng thời khóa ẩm và các dưỡng chất nuôi dưỡng tóc và da đầu.
  • Người cơ địa da dầu: Nên bỏ hạt bồ kết khi đun nước gội vì hạt chứa thành phần gây nhờn, rít tóc.
  • Tránh để nước bồ kết vào mắt: Nước bồ kết có thể gây cay mắt, kích ứng làm đỏ mắt, ngứa mắt. Nếu chẳng may nước bồ kết vào mắt thì cần dùng khăn sạch thấm nước lạnh chườm lên mắt để làm dịu.

Bên cạnh việc dùng các công thức từ quả bồ kết 2 – 3 lần/tuần, chúng ta vẫn cần duy trì sử dụng thêm dầu gội trị gàu có khả năng làm sạch gàu hàng ngày. 

Với thành phần chiết xuất từ bồ kết giúp làm sạch gàu, giữ tóc suôn mượt kết hợp cùng các loại dược liệu phương Đông và thảo mộc phương Tây, dầu gội dược liệu Nguyên Vương sẽ là người bạn tuyệt vời đồng hành cùng nam giới giải quyết vấn đề gàu ngứa.

Hiện tại, dầu gội dược liệu Nguyên Vương đang được phân phối trên thị trường với 2 phiên bản:

  • Nguyên Vương Lịch Lãm được yêu thích bởi hiệu quả làm sạch và giúp tóc mềm mượt vượt trội cùng hương thơm trầm ấm, không nồng. Tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại:

Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm

  • Nguyên Vương Sảng Khoái được đông đảo nam giới lựa chọn bởi khả năng làm sạch gàu và cân bằng dầu trên da hiệu quả cùng mùi hương quyến rũ, không hắc. Tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm tại:

Dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái

Hai phiên bản dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm và Nguyên Vương Sảng Khoái
Hai phiên bản dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm và Nguyên Vương Sảng Khoái sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho nam giới đang gặp vấn đề gàu ngứa da đầu

Bài viết đã phân tích chi tiết về các vấn đề xoay quanh phương pháp sử dụng quả bồ kết trị gàu vẫn luôn được lưu truyền rộng rãi trong đời sống của nhiều gia đình Việt. Bạn đọc quan tâm nếu muốn được cung cấp thêm các thông tin liên quan, vui lòng liên hệ ngay hotline 1900 571 255 để được trợ giúp nhanh nhất nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Viện Nghiên cứu thực phẩm chức năng Riff, “Tất tần tật thông tin về cây bồ kết”, xem tại: https://riff.vn/vi/bo-ket 
  2. BS Nguyễn Phú Lâm, “Thảo dược gội đầu cho tóc khô và tóc hỗn hợp”, xem tại: https://kinhtedothi.vn/thao-duoc-goi-dau-cho-toc-kho-va-toc-hon-hop.html (xuất bản ngày 12 tháng 02 năm 2023)
  3. Sonia Angeline, “Study on The Effect of Temperature, pH And Antifungal Activity of Fruit Peel Extracts on The Dandruff Causing”, xem tại: Fungihttps://www.researchgate.net/publication/346962237(xuất bản tháng 12 năm 2020)
  4. Nida Tabassum Khan, “Therapeutic benefits of lemongrass and tea tree”, xem tại: https://www.heighpubs.org/hjcee/acee-aid1022.php (xuất bản ngày 18 tháng 5 năm 2020)
  5. Journal of Pharmaceutical Research Science & Technology, “Preliminary Phytochemical Screening of Extracts of Robinia pseudoacacia”, xem tại: https://www.academia.edu/38029049 (xuất bản năm 2018)
Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM