1 ngày tóc mọc bao nhiêu sợi? Giải đáp chi tiết

15:47 - 20.03.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 25/09/2023 lúc 10:25

Có bao giờ bạn thắc mắc trên đầu mình có bao nhiêu sợi tóc, và 1 ngày tóc mọc bao nhiêu sợi hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1 ngày tóc mọc bao nhiêu sợi?

Số lượng tóc trung bình trên da đầu con người từ 100.000 – 150.000 sợi. Xét theo màu da có thể thấy, những người tóc vàng có nhiều sợi tóc nhất trên mỗi một inch vuông, trung bình khoảng 140.000 sợi, trong khi những người tóc đỏ có ít nhất, trung bình khoảng 80.000 sợi. Tóc đen và nâu trung bình có khoảng 109.000.

Mỗi ngày có từ 50 – 100 sợi tóc rụng đi thì cũng có bấy nhiêu sợi tóc mọc lên. Tuy nhiên, số lượng sợi tóc mọc lên có thể thay đổi tùy theo yếu tố giới tính, di truyền, tuổi tác và sức khỏe.

Lượng tóc mọc mỗi ngày có thể khác nhau giữa nam và nữ. Nam giới thường có nhiều lông/tóc trên cơ thể và da đầu nhiều hơn phụ nữ. Do đó, tóc của nam giới có thể mọc nhiều hơn mỗi ngày. Tuy vậy, nam giới lại là đối tượng có tỷ lệ bị hói đầu nhiều hơn. Bệnh lý liên quan tới hói đầu có thể khiến số lượng tóc mọc thấp hơn số lượng tóc rụng và dần dần gây ra tình trạng tóc mỏng, hói, làm lộ da đầu. Phụ nữ thường bị rụng tóc và mỏng tóc do mang thai, mãn kinh và mất cân bằng nội tiết.

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở phần nội dung bên dưới đây.

Tóc rụng nhiều do nguyên nhân nào?

Do yếu tố di truyền

Như đã nhắc đến ở trên, nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc nhiều là do chứng hói đầu ở nam hoặc nữ (còn gọi là chứng rụng tóc androgenetic). Tình trạng này ảnh hưởng đến 50% nam giới và 40% phụ nữ trên 50 tuổi.

Rụng tóc androgenetic là do sự kết hợp của các yếu tố di truyền và sự nhạy cảm với hormone dihydrotestosterone (DHT). DHT được sản xuất từ testosterone bởi enzyme 5-alpha reductase, được tìm thấy trong các nang tóc. Khi DHT liên kết với nang tóc, nó sẽ làm cho tóc bị thu nhỏ lại, khiến sợi tóc ngắn hơn và mảnh hơn. Theo thời gian, nang tóc teo lại và không thể tạo ra tóc nữa, dẫn đến hói đầu.

Ở nam giới, tình trạng hói tóc thường lan dần về phía 2 bên thái dương và đỉnh đầu, tạo ra kiểu hói hình chữ M. Ở phụ nữ, rụng tóc thường lan tỏa trên đỉnh đầu.

Rối loạn nội tiết

Rối loạn nội tiết gây rụng tóc chủ yếu biểu hiện ở phụ nữ. Các bệnh về hệ nội tiết liên quan tới rụng tóc ở nữ thường là:

Suy tuyến giáp: Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, liên quan tới cả sự phát triển của sợi tóc. Nếu như tuyến giáp sản xuất không đủ hormone tuyến giáp thì số lượng tóc rụng sẽ nhiều hơn so với bình thường. Ở những phụ nữ bị suy giáp, tình trạng rụng tóc xảy ra lan tỏa trên cả da đầu, không tập trung vào vùng cụ thể nào.

PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang): Bệnh này là do buồng trứng sản xuất quá nhiều testosterone (hormone nam) dẫn đến tình trạng rụng tóc androgenetic hoặc rụng tóc kiểu nữ. Tình trạng này khiến tóc mỏng dần và rụng dần ở đỉnh đầu. Hơn nữa, phụ nữ mắc PCOS có thể bị viêm mãn tính, có thể làm hỏng nang tóc và dẫn đến rụng tóc.

Hội chứng Cushing: Đây là một rối loạn nội tiết khác có thể gây rụng tóc ở phụ nữ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều cortisol, một loại hormone giúp điều chỉnh phản ứng căng thẳng của cơ thể. Cortisol dư thừa có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng, bao gồm tăng cân, huyết áp cao và rụng tóc. Ở phụ nữ mắc hội chứng Cushing, biểu hiện thường thấy là tóc mỏng nhưng cơ thể lại có nhiều lông.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc bạn sử dụng có thể gây tác dụng phụ rụng tóc như là:

Thuốc hóa trị: Sử dụng cho các bệnh nhân điều trị ung thư. Thuốc hóa trị không những tiêu diệt tế bào bệnh lý mà nó có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào nang tóc, dẫn tới rụng tóc.

Thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu như heparin và warfarin có thể gây ra tác dụng phụ là rụng tóc.

Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là thuốc thuộc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), có thể gây rụng tóc.

Thuốc trị mụn: Isotretinoin là thuốc trị mụn đường uống điển hình có thể gây ra tác dụng phụ rụng tóc, tuy nhiên không nghiêm trọng. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ khác như là: khô da, khô môi, đau cơ khớp, thay đổi màu móng tay, móng chân…

Thuốc nội tiết: Thuốc tránh thai và các liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể làm thay đổi chu kỳ mọc tóc tự nhiên của sợi tóc, từ đó số lượng tóc rơi vào chu kỳ nghỉ ngơi và rụng nhiều hơn.

Thuốc hạ cholesterol: Một số loại thuốc dùng để giảm cholesterol, chẳng hạn như statin hoạt động bằng cách giảm lượng cholesterol trong gan. Cholesterol là một thành phần thiết yếu của màng tế bào và đóng một vai trò trong việc sản xuất hormone, bao gồm cả những hormone liên quan đến sự phát triển của tóc. Statin có thể làm giảm mức cholesterol, có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone này và góp phần gây rụng tóc.

Thiếu hụt dinh dưỡng cho tóc

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến số lượng tóc mọc.

Những người tuân theo chế độ ăn kiêng, ăn chay thường bị thiếu các sắt, protein vitamin nhóm B – đây là những thành phần quan trọng liên quan tới sự phát triển của sợi tóc.

Căng thẳng

Căng thẳng ở đây bao gồm cả căng thẳng về thể chất và tinh thần.

Căng thẳng kích thích giải phóng cortisol, phá vỡ sự cần bằng của các hormone trong cơ thể, chẳng hạn như testosterone và estrogen. Điều này đương nhiên làm thay đổi quá trình phát triển của sợi tóc. Các sợi tóc bước vào giai đoạn nghỉ ngơi sớm hơn và rụng nhiều hơn bình thường.

Thói quen chăm sóc tóc sai cách

Nếu bạn thấy tóc thưa mỏng dần theo thời gian thì nguyên nhân rất có thể đến từ việc bạn chăm sóc tóc hằng ngày sai cách.

Thói quen uốn, ép, tạo kiểu cho tóc với hóa chất và nhiệt nóng làm tóc và da đầu suy yếu, dẫn tới rụng tóc nhiều. Bên cạnh đó, việc buộc tóc quá chật, dùng lược sít chải tóc hay sử dụng mỹ phẩm chăm sóc tóc không phù hợp cũng góp phần gây rụng tóc nhiều.

Bệnh da đầu

Các bệnh da đầu như nấm, á sừng, viêm da tiết bã… không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm cho tóc rụng nhiều hơn.

Các bệnh da đầu thường làm cho da đầu bị viêm, tình trạng viêm có thể làm hỏng nang tóc. Khi các nang tóc bị tổn thương, chúng có thể co lại hoặc ngừng sản xuất tóc hoàn toàn, dẫn đến rụng tóc.

Hơn nữa, một số bệnh da đầu có thể để lại sẹo. Sẹo là một cấu trúc da không hề có nang lông, vì vậy các sợi tóc không thể mọc trở lại ở những vùng có sẹo.

Làm sao để tóc con mọc nhiều hơn?

Các biện pháp điều trị chuyên nghiệp

Rụng tóc nhiều có thể điều trị bằng minoxidil bôi ngoài da và finasteride uống.

Minoxidil là một loại thuốc bôi trực tiếp lên da đầu và thúc đẩy sự phát triển của tóc bằng cách tăng lưu lượng máu đến các nang tóc.

Finasteride là một loại thuốc uống ngăn chặn quá trình chuyển đổi testosterone thành DHT, từ đó làm giảm lượng DHT trong da đầu và làm chậm quá trình rụng tóc.

Cả loại thuốc này có hiệu quả nhất khi bắt đầu sớm trong quá trình điều trị.

Nói chung, quá trình điều trị rụng tóc hói đầu không đơn giản. Ngoài thuốc, bệnh nhân có thể điều trị bằng phẫu thuật cấy ghép tóc nhưng khá tốn kém.

Ngoài ra còn một số phương pháp điều trị rụng tóc khác như laser, vi sắc tố da đầu. Những phương pháp điều trị này có thể có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng rụng tóc, nhưng chúng không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của tình trạng này.

Đối với các bệnh lý da đầu, cần điều trị bằng thuốc bôi (Clotrimazole, Miconazole, Ciclopirox,…), thuốc uống (Griseofulvin, Terbinafine, Itraconazole,…) và dùng dầu gội đặc trị (có chứa ketoconazole, selen sulfide hoặc kẽm pyrithione).

Các biện pháp tại nhà

Dựa theo các nguyên nhân rụng tóc nói trên, chúng ta có thể tìm kiếm các biện pháp chăm sóc tóc tại nhà đơn giản hơn. Để tóc mọc nhiều và nhanh thì cần quan tâm tới cả các biện pháp cải thiện bên trong và bên ngoài.

Cải thiện chế độ ăn uống:

  • Bổ sung thực phẩm giàu protein: ức gà, cá ngừ, cá hồi, sữa chua, phô mai, các loại hạt đậu, trứng
  • Bổ sung thực phẩm giàu: cá béo (như cá hồi và cá ngừ), hạt chia, hạt lanh và quả óc chó,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C: Các loại trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi và ớt chuông, ổi,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, đậu lăng, hàu, trai, đậu xanh, đậu phụ, bí ngô, gạo lứt, rau bina, cải xoăn,…
  • Bổ sung thực phẩm giàu Biotin: Các nguồn biotin tốt bao gồm trứng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Kiểm soát căng thẳng:

Thư giãn cũng rất có ích cho việc giảm rụng tóc

Căng thẳng đôi khi khá phức tạp. Chính bạn phải là người tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng để biết cách kiểm soát chúng. Để giảm căng thẳng bạn có thể áp dụng các kỹ thuật hít thở sâu như yoga, thiền hoặc tập thể dục, ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện căng thẳng… Đừng quên dành thêm thời gian cho bản thân với các hoạt động yêu thích để nạp lại năng lượng.

Massage da đầu:

Bạn có thể kích thích tóc mọc nhanh tại nhà bằng cách massage da đầu. Động tác xoa bóp da đầu nhẹ nhàng giúp tăng cường lưu lượng máu tới các nang tóc, từ đó cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho tóc. Khi các nang tóc nhận được nhiều chất dinh dưỡng và oxy hơn, chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra một mái tóc chắc khỏe hơn.

Bạn có thể massage da đầu 5 – 10 phút mỗi ngày với các loại dầu như dầu dừa, dầu bưởi, dầu jojoba để kích thích mọc tóc tốt hơn. Thời điểm lý tưởng là khi gội đầu hoặc ủ tóc.

Chăm sóc tóc đúng cách kết hợp sử dụng Nguyên Vương

Chăm sóc tóc tốt là điều cần thiết để duy trì mái tóc dày đẹp. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể thực hiện để giữ cho mái tóc của mình luôn ở trạng thái tốt nhất:

  • Thường xuyên gội đầu bằng dầu gội dịu nhẹ phù hợp với loại tóc của bạn.
  • Sử dụng dầu xả sau khi gội đầu để giúp dưỡng ẩm và gỡ rối cho tóc.
  • Tránh sử dụng các dụng cụ nóng như máy sấy tóc, máy ép tóc và máy uốn tóc quá thường xuyên vì chúng có thể làm hỏng tóc của bạn.
  • Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời và các yếu tố môi trường khác bằng cách đội mũ hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa chất chống tia cực tím.
  • Cắt tóc thường xuyên để loại bỏ tóc chẻ ngọn và thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh.

Một mái tóc và da đầu khoẻ cũng cần được chăm sóc từ gốc. Nguyên Vương là sự kế thừa, phát huy từ những tinh hoa y dược cổ truyền và sự thấu hiểu vấn đề riêng ở tóc, da đầu nam giới Á Đông. Công thức độc đáo kết hợp các dược liệu cổ truyền phương Đông cùng các thảo mộc tự nhiên phương Tây dựa trong Nguyên Vương không chỉ giúp sạch gàu, hết ngứa mà còn giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu từ gốc đồng thời giảm tóc gãy rụng, giúp tóc dày và đen hơn.

Các thành phần có trong dầu gội dược liệu Nguyên Vương đều được tuyển chọn kỹ càng từ khâu nguyên liệu cùng với quy trình chiết xuất bào chế dưới dây chuyền hiện đại CGMP để tạo nên một sản chăm sóc tóc da đầu nam giới độc đáo an toàn và lành tính dành riêng cho nam giới. Sử dụng Nguyên Vương đều đặn sẽ giúp anh em sở hữu mái tóc đẹp, khỏe để tự tin trước phái đẹp.

 

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM