Vảy nến da đầu và nấm da đầu có điểm gì khác biệt?

10:04 - 25.04.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 25/09/2023 lúc 13:50

Trong các bệnh lý da liễu thì vảy nến da đầu và nấm da đầu là hai vấn đề phổ biến. Do có biểu hiện triệu chứng khá tương đồng nên người ta thường dễ nhầm lẫn hai bệnh lý này. Bài viết này giúp phân biệt tình trạng vảy nến da đầu và nấm da đầu, chúng có gì khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?

Phân biệt vảy nến da đầu và nấm da đầu

Nguyên nhân bị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, là những phản ứng khi hệ miễn dịch bị rối loạn liên quan đến gen và yếu tố di truyền kết hợp với các kích thích từ bên ngoài. Bệnh gây phản ứng viêm và quá sản tế bào thượng bì dẫn đến xuất hiện các nốt sần và mảng đỏ có ranh giới bao phủ rõ ràng bởi các vảy da trắng bạc.

Các yếu tố kích thích gây bệnh vảy nến gồm có:

  • Bệnh nhân nhiễm HIV hoặc các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng liên cầu tan huyết beta
  • Da bị cháy nắng hoặc đang bị các chấn thương như trầy xước, vết cắt…
  • Căng thẳng kéo dài gây rối loạn hệ thống miễn dịch
  • Thói quen uống rượu, hút thuốc có thể gây khô da và tăng sản xuất các tế bào da
  • Do dùng một số thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, thuốc kháng dị ứng, thuốc chống ung thư và thuốc ức chế TNF alpha

Nguyên nhân bị nấm da đầu

Nấm da đầu là tình trạng viêm nhiễm gây ra bởi các loài nấm ký sinh vào da đầu như nấm Microsporum và Trichophyton. Các loài nấm này xâm nhập vào da đầu ở dạng bào tử rồi phát triển thành các hình dạng nấm và gây nhiễm trùng. Các yếu tố thuận lợi  cho nấm lây nhiễm và bùng phát đó là:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người hoặc động vật mang nấm
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân như chăn gối, lược chải đầu, khăn mũ… với người bị nấm
  • Môi trường sống ẩm ướt, khí hậu nóng ẩm
  • Giữ vệ sinh cá nhân kém, không gội đầu thường xuyên
  • Thói quen để tóc ướt đi ngủ
  • Da đầu yếu, thường bị khô bong vảy hoặc quá nhiều bã nhờn

Triệu chứng vảy nến da đầu

Xuất hiện các vảy trên da là triệu chứng đặc trưng nhận biết bệnh vảy nến. Các vảy da màu trắng hoặc bạc như sáp nến tích tụ và dần dày lên và lan rộng.

Da bị tổn thương tạo ra các mảng đỏ, bên trên là các vảy trắng nổi cộm, các tổn thương da có thể lan rộng xuống trán, gáy, tai.

Da đầu khô, ngứa ngáy, nóng rát, bong vảy gàu và rụng tóc ở vùng da bị vảy nến.

Triệu chứng bệnh nấm da đầu

Da đầu xuất hiện những mảng da bị trắng, khô và có vảy dạng hình tròn.

Vùng da bị nấm thường sần sùi với các nốt sần, có cảm giác ngứa.

Nấm da đầu có thể gây rụng tóc, gãy tóc. Dạng nấm gây viêm có thể gây ra các nhiễm trùng lở loét, mùi hôi và rụng tóc sẹo.

Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm

Vảy nến da đầu là bệnh lý tự miễn xuất phát từ các yếu tố nội sinh là chính, bệnh không lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có tính chất di truyền nên nếu trong gia đình có tiền sử bệnh vảy nến thì các thế hệ sau rất dễ mang gen bệnh và bùng phát bệnh khi gặp yếu tố thích hợp.

Bệnh nấm da đầu dễ lây lan

Nấm da đầu gây ra bởi các loài nấm ký sinh, chúng có thể sản sinh bào tử và lây từ người này sang người khác nếu có tiếp xúc da trực tiếp hoặc qua vật trung gian. Đồng thời, người bị nấm khi đã điều trị khỏi cũng vẫn có thể bị tái nhiễm. Vì thế, chúng ta cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ dẫn đến có thể làm lây nhiễm nấm

Bệnh vảy nến da đầu là bệnh mãn tính

Vảy nến là tình trạng mãn tính và lâu dài. Người bị bệnh vảy nến chỉ có thể điều trị và kiểm soát làm giảm các triệu chứng của bệnh chứ không thể trị bệnh dứt điểm. Nếu điều trị tốt, các triệu chứng bệnh sẽ hết trong một thời gian nhưng có thể tái phát trở lại khi gặp các kích ứng.

Phương pháp điều trị kiểm soát triệu chứng bệnh vảy nến

Dùng thuốc bôi tại chỗ: Các loại thuốc bôi tại chỗ như Acid Salicylic, Corticoid… có tác dụng giảm viêm da, làm mềm da và làm chậm quá trình sản sinh tế bào chết và bong tróc vảy.

Dùng thuốc uống hoặc tiêm: Một số loại thuốc có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình sản sinh tế bào da như thuốc kháng sinh, thuốc Retinoid, Methotrexate, Cyclosporine, Prednisolone,… Người bệnh dùng các thuốc này cần có sự kê đơn của bác sĩ bởi chúng có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ.

Liệu pháp ánh sáng: Một trong số các phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả là điều trị ánh sáng quang học, bao gồm:

  • Chiếu ánh sáng laser cường độ cao.
  • Chiếu tia UVB ở mức độ vừa phải hoặc phơi da dưới nắng mặt trời.

Một số hành động có thể kiểm soát vảy nến da đầu bùng phát đó là:

  • Chăm sóc tóc và da đầu bằng cách dùng các loại dầu gội, dầu xả dịu nhẹ ít kiềm và tránh gội đầu bằng nước nóng.
  • Hạn chế cào, gãi da đầu hoặc gây ra các tổn thương, trầy xước.
  • Chỉ phơi nắng dưới ánh nắng sáng sớm cường độ nhẹ, tránh để da đầu tiếp xúc với ánh nắng gay gắt.
  • Từ bỏ các thói quen hút thuốc hoặc uống rượu thay vào đó chăm sóc sức khỏe bằng cách ăn uống đủ dinh dưỡng và tập luyện thể thao.

Bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi

Điều trị nấm da đầu bằng thuốc

Nấm da đầu có thể chữa khỏi bằng các biện pháp như dùng thuốc trị nấm, dầu gội kháng nấm kết hợp với biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nấm da đầu cũng có thể bị tái phát nếu chúng ta không phòng tránh đúng cách.

Nấm da đầu không thể tự khỏi mà cần có những hướng dẫn điều trị y tế từ bác sĩ. Tùy vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp nấm da đầu nhẹ, mới khởi phát bạn có thể dùng dầu gội kháng nấm chứa Sulfide selenium kết hợp với bôi thuốc trị nấm chứa Ketoconazole. Khi người bệnh không đáp ứng các điều trị tại chỗ, có thể sử dụng đến các loại thuốc uống như Griseofulvin, Terbinafin, Itraconazole và Fluconazole…

Các lưu ý phòng ngừa nhiễm nấm da đầu

  • Giữ vệ sinh cơ thể, tắm gội sạch sẽ, nhất là khi thời tiết nóng ẩm.
  • Giữ cho da đầu và tóc khô ráo, không để tóc ướt đi ngủ qua đêm.
  • Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh đồ dùng cá nhân như mũ, nón, lược, khăn… thường xuyên.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
  • Tránh tiếp xúc da trực tiếp với người bị nấm hoặc tiếp xúc lông, da, phân của động vật bị nấm.

Trên đây là những điểm khác biệt giữa bệnh vảy nến da đầu và bệnh nấm da đầu. Chúng ta cần nhận biết và phân biệt rõ ràng hai bệnh lý da đầu này để loại bỏ nỗi lo lắng và định hướng được cách điều trị phù hợp. Đặc biệt đối với người bị bệnh vảy nến, đây là bệnh mãn tính kéo dài nên cần sự chăm sóc kỹ lưỡng để có thể luôn kiểm soát, hạn chế bệnh tái phát. Chọn lựa dầu gội phù hợp để sử dụng lâu dài chính là một phương pháp tối ưu để cải thiện tình trạng bệnh.

Chọn dầu gội cho người bị vảy nến

Để giảm triệu chứng bong tróc vảy da, giảm ngứa và tình trạng mẩn đỏ da đầu, chúng ta có thể lựa chọn các loại dầu gội chuyên dụng chứa axit salicylic, nhựa than đá (coal tar), clobetasol propionate. Đây là những chất có khả năng làm giảm sản xuất quá mức tế bào da, làm mềm da và giảm lượng vảy dày lên và bong tróc.

Người bị vảy nến nên kết hợp massage da đầu bằng dầu dừa trước khi gội đầu với dầu gội trị vảy nến. Dầu dừa cùng với coal tar, acid salicylic giúp làm mềm các mảng vảy nến hiệu quả.

Tuy nhiên, dầu gội trị vảy nến được khuyến cáo sử dụng trong một thời gian ngắn, nếu dùng liên tục kéo dài có thể gây phản ứng khô da, kích ứng.

Nên sử dụng dầu gội trị vảy nến 2 lần mỗi tuần trong và sau thời gian điều trị bệnh, kéo dài tối đa 8 tuần. Sau đó, để ngăn ngừa vảy nến tái phát, bạn nên tham khảo các sản phẩm có tính chất lành tính, ít có nguy cơ gây kích ứng da. Quan trọng hơn nữa, nên ưu tiên sản phẩm chứa các dưỡng chất có khả năng nâng cao sức khỏe của da đầu và tóc từ gốc.

Dầu gội dược liệu Nguyên Vương cho nam là sự lựa chọn tối ưu để chăm sóc tóc và ngăn ngừa sự bùng phát của các bệnh lý da dầu.

Sản phẩm là sự kết hợp kinh nghiệm chăm sóc tóc theo y học cổ truyền với các nghiên cứu khoa học hiện đại. Đó chính là sự phối hợp tinh tế trong công thức tạo nên sản phẩm từ những dược liệu quý từ Phương Đông cùng với thành phần thảo mộc nguồn gốc Phương Tây.

Bảng thành phần của Dầu gội dược liệu Nguyên Vương bao gồm:

  • Hà Thủ ô, Ngưu bàng, Nhân sâm, Hoàng cầm có công dụng giảm rụng tóc, kích thích tóc mới mọc nhanh và chắc khỏe.
  • Bồ kết, Núc nác, Cỏ mần trầu, Trà xanh, Vitamin E giúp da đầu sạch gàu, hết ngứa tóc suôn mượt vào nếp.
  • Vân sam đen, Gỗ larix, Dầu olive củng cố sức khỏe da đầu, giúp bảo vệ tóc và da đầu trước các yếu tố có hại từ môi trường.
  • Hạt lanh, mầm lúa mì có tác dụng cấp ẩm và chống lão hóa giúp tóc và da đầu luôn khỏe mạnh.

Lợi ích to lớn mà Dầu gội dược liệu Nguyên Vương đem lại đó là khả năng chăm sóc an toàn, lâu dài, phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của tóc và da đầu. Từ đó giúp chống chọi hiệu quả với các tác nhân gây bệnh da đầu như nấm, vi khuẩn, giảm độ nhạy cảm và mức độ phản ứng tự miễn của da như chứng vảy nến.

Cùng tham khảo thông tin chi tiết về sản phẩm và đặt mua TẠI ĐÂY

Rất mong những chia sẻ từ Nguyên Vương giúp bạn phân biệt được bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu, cũng như biết cách xử lý hiệu quả các vấn đề này.

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM