Phân biệt trán cao và trán hói. Trán cao có dễ bị hói không?

23:24 - 06.04.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 29/11/2023 lúc 13:39

Vầng trán là bộ phận nổi bật và ảnh hưởng nhiều đến tổng thể gương mặt. Trán cao và rộng thường được xem là vầng trán lý tưởng bởi nó gắn liền với hình ảnh một người thông minh, cuộc đời thuận lợi rộng mở. Tuy nhiên cũng không ít người sở hữu vầng trán cao và lo lắng liệu mình có nguy cơ bị hói không. Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề trán cao có bị hói không và cách nhận biết sớm chứng hói đầu để có các chăm sóc phù hợp.

Trán cao có bị hói không?

Phân biệt trán cao và trán hói

Một vầng trán được cho là cao khi mà khoảng cách từ mép tóc tới hai đầu chân mày rộng, chiếm khoảng 1/3 chiều dài gương mặt tính từ mép tóc tới cằm. Trán cao là đặc điểm gương mặt có từ khi còn nhỏ, càng lớn càng rõ ràng hơn. Trán cao khiến gương mặt sáng sủa, hài hòa hơn nhưng để đánh giá là đẹp hay không còn tùy cấu trúc gương mặt và hình thức các bộ phận khác trên mặt.

Nếu đặc điểm trán cao này không biểu hiện rõ ràng khi còn nhỏ mà bạn nhận thấy bước sang độ tuổi trưởng thành đường chân tóc cao hơn trước một chút thì cũng đừng lo lắng. Đây có thể chỉ là một dấu hiệu của đường chân tóc trưởng thành giúp các đường nét gương mặt rõ nét hơn, đặc biệt ở những thiếu niên nam tuổi dậy thì.

Trán hói là một vấn đề của tóc mang tính di truyền, xảy ra khi có sự tăng sản sinh các hormone nội tiết gây rụng tóc. Tình trạng rụng tóc do hói đầu rất nghiêm trọng vì tóc có thể bị mất vĩnh viễn. Trán hói thường bắt đầu từ việc đường viền chân tóc ở thái dương trở nên rõ rệt hơn đi kèm hiện tượng rụng tóc. Chính vì vậy, chúng ta thường dễ dàng nhầm lẫn giữa hói trán và trán cao.

Tóm lại, trán cao và trán hói là hai khái niệm khác nhau, trán cao là một đặc điểm trên khuôn mặt không liên quan đến các vấn đề của tóc. Trong khi đó, trán hói là hiện tượng rụng tóc gây ra bởi gen di truyền và các yếu tố nội tiết kết hợp với một số nguyên nhân khác.

Tất nhiên, không thể khẳng định 100% người có vầng trán cao không phải bị hói. Trong một số trường hợp xảy ra sự trùng hợp khi người đó vừa có đặc điểm gương mặt là trán cao đồng thời chứng hói đầu cũng đang tiến triển. Để phân biệt rõ ràng hơn, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn cách nhận biết hiện tượng hói trán trong phần dưới đây.

Nhận biết hói trán

Trong thời gian đầu của quá trình hói đầu, bạn chưa nhận thấy các biểu hiện tụt chân tóc bởi nó chưa rõ ràng.

Bước sang giai đoạn sau bạn quan sát thấy chân tóc ở hai bên thái dương tụt nhẹ ngả về sau, đường chân tóc rõ rệt hơn.

Tóc ở hai bên thái dương rụng nhiều, đường chân tóc lõm sâu tạo hình chữ M. Một số trường hợp tóc rụng và tạo lõm từ giữa trán tiến dần về sau hình chữ U, hoặc bắt đầu từ đỉnh đầu và lan rộng theo hình chữ O. Tóc bắt đầu rụng nhiều hơn, nhất là khi bạn gội đầu, chải tóc…

Tóc rụng nghiêm trọng khiến cho mái tóc mỏng dần và hiện tượng rụng tóc ngày càng lan rộng nếu không có biện pháp ngăn chặn, chữa trị.

Đọc thêm: Dấu hiệu hói khi còn trẻ

Nguyên nhân hói trán

Trán hói là một phần trong những biểu hiện của bệnh hói đầu gây ra bởi hiện tượng rụng tóc nhiều do một số nguyên nhân sau:

  1. Hormone nội tiết tố nam: Hói đầu thường được gọi là chứng rụng tóc do nội tiết tố nam do cơ chế gây rụng tóc của loại hormone DHT dihydrotestosterone, nó được tạo ra từ hormone nam testosterone. Vì vậy có thể nói việc tăng sản sinh hormone DHT chính là nhân tố chủ yếu khiến nang tóc bị teo và chết đi. Các lý do khiến lượng hormone này tăng nồng độ vào một thời điểm nào đó bao gồm:
  2. Yếu tố di truyền: Gen quy định hói đầu di truyền qua các thế hệ trong gia đình, nếu gia đình bạn có thành viên mắc bệnh này thì khả năng cao sẽ di truyền sang đời sau. Gen hói đâu ở nam giới là gen trội nên biểu hiện hói ở người nam rõ ràng hơn người nữ. Việc gen hói đầu biểu hiện ra sớm hay muộn cũng phụ thuộc vào tiền sử gia đình kết hợp với các yếu tố tác động từ bên ngoài.
  3. Tuổi tác: Các nghiên cứu cho thấy tuổi tác càng cao thì nồng độ hormone DHT cũng tăng lên và khiến cho tóc yếu hơn, dễ rụng và không có khả năng mọc lại.
  4. Căng thẳng hoặc bệnh lý: Những căng thẳng cả về thể chất và tinh thần đều có nguy cơ gây rụng tóc . Bởi vì khi căng thẳng, cơ thể sản sinh ra các chất điều khiển việc co thắt mạch máu dưới da đầu, giảm lưu thông máu ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho nang tóc. Đồng thời stress cũng có thể thúc đẩy hormone DHT ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc, làm tóc mọc chậm hoặc thưa hơn.
  5. Dinh dưỡng: Cơ thể thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cũng góp phần thúc đẩy tình trạng rụng tóc diễn ra sớm hơn chu kỳ của nó và gây ra hói đầu. Các chất dinh dưỡng quan trọng với tóc cần đề cập đến vitamin B, Biotin, vitamin C, E, D, protein, sắt, kẽm, omega – 3…
  6. Sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc tây liên tục kéo dài như thuốc điều trị ung thư, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc chống co giật… có thể dẫn đến tác dụng phụ là rụng tóc hàng loạt.
  7. Cách bệnh lý gây rụng tóc: Rụng tóc có thể là dấu hiệu hoặc biến chứng của một số bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh tự miễn như vảy nến, lupus, các bệnh ngoài da như nấm da đầu, viêm da tiết bã…
  8. Các yếu tố tác động từ bên ngoài: Tóc cũng dễ bị khô yếu, hư tổn và rụng đi khi bị tác động bởi hóa chất làm tóc có nồng độ cao như thuốc tẩy, thuốc nhuộm, nhiệt độ cao từ các kỹ thuật duỗi, sấy tóc hay các loại dầu gội, dầu xả không phù hợp.

Tóc thường yếu và dễ gãy rụng, da đầu khô bong tróc khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với tia UV nhiều hoặc thường xuyên đi bơi, tắm biển…

Trên đây là những nguyên nhân chính cùng các yếu tố nguy cơ quyết định bạn có bị hói đầu hay không và biểu hiện ra sớm hay muộn. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ hói đầu, bạn hãy kịp thời đến kiểm tra y tế sớm để xác định phương hướng điều trị.

Tham khảo: Rụng tóc ở nam giới

Làm thế nào khi có dấu hiệu trán bị hói

Nếu phát hiện sớm hói đầu ở những giai đoạn đầu tiên thì việc điều trị có khả năng mang lại hiệu quả tốt hơn những giai đoạn cuối.

Để ngăn chặn tình trạng rụng tóc do hói đầu các chuyên gia thường hướng dẫn điều trị bằng các biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung dinh dưỡng ngăn rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
  • Từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Cố gắng hạn chế làm tóc, tạo kiểu, uốn, duỗi, nhuộm, dùng gel vuốt tóc, gôm xịt…
  • Ngưng thói quen vuốt tóc, hất tóc ngược ra phía sau, nhất là khi đường chân tóc hói đã rõ ràng
  • Sử dụng các phương pháp trị liệu dân gian, giảm rụng tóc và nuôi dưỡng tóc an toàn như: dùng vỏ bưởi, bồ kết, dầu dừa…
  • Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu cũng như không để cơ thể rơi vào trạng thái lao lực về mặt thể chất
  • Tập luyện thể thao thường xuyên và chú ý giấc ngủ, ngủ đủ giấc mỗi ngày
  • Điều trị y tế với các loại thuốc rụng tóc chuyên dụng như Minoxidil và Finasteride để ngăn chặn rụng tóc.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc an toàn, không kích ứng và có nguồn gốc thiên nhiên, dược liệu.

Giới thiệu dầu gội dược liệu Nguyên Vương –  sản phẩm thích hợp đồng hành trong suốt quá trình chăm sóc tóc rụng, tóc hói.

Những năm gần đây, người dùng dần chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có nguồn gốc thiên nhiên, dược liệu. Trong đó rõ rệt nhất là các sản phẩm dầu gội dược liệu được tiêu thụ với doanh số khủng. Dầu gội dược liệu Nguyên Vương của Dược phẩm Hoa Linh là cái tên nổi bật trong số các dòng sản phẩm dược liệu chăm sóc tóc.

Nếu bạn đang bị rụng tóc, tóc yếu, hư tổn và đang muốn tìm kiếm một loại dầu gội có thể cải thiện tình trạng này và duy trì hiệu quả bền vững thì Nguyên Vương là lựa chọn tối ưu cho bạn. Bởi với công thức kết hợp thành phần dược liệu Phương Đông và thảo mộc Phương Tây, Dầu gội Nguyên Vương có thể bổ sung các dưỡng chất khôi phục và nuôi dưỡng nang tóc.  Từ đó kích thích tóc mọc nhanh, ngăn ngừa tình trạng tóc rụng do bị hư tổn, làm chặt các nang tóc hiện tại, giảm rụng tóc và dưỡng tóc suôn mượt, vào nếp.

Bên cạnh đó, sản phẩm giúp giảm gàu, ngứa và bảo vệ da đầu, nâng cao sức khỏe tổng thể cho da đầu và tóc.

Để biết thêm chi tiết về các công dụng của sản phẩm và đặt mua, bạn hãy truy cập LINK

Như vậy thắc mắc về việc trán cao có bị hói hay không đã được Nguyên Vương giải đáp qua nội dung của bài viết này. Vì vậy, nếu bạn có một vầng trán cao tự nhiên mà không có dấu hiệu nào liên quan đến chứng hói đầu thì không cần lo lắng. Hãy chăm chỉ áp dụng các phương pháp chăm sóc tóc được gợi ý ở trên để tóc luôn dày mượt, khỏe đẹp.

Tìm hiểu thêm:

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM