Top 3 thảo dược trị gàu tại nhà hiệu quả

18:31 - 27.11.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 31/01/2024 lúc 17:30

Tình trạng gàu ngứa không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến bạn thiếu tự tin trong giao tiếp. Bài viết này cung cấp những thông tin cần thiết về gàu, những yếu tố nguy cơ gây ra gàu và sử dụng thảo dược trị gàu tại nhà hiệu quả.

1. Gàu là gì ?

Gàu là một bệnh lý rối loạn của da đầu, gây hiện tượng đóng vảy trắng trên da đầu dau đó vảy rơi từng mảng trên vai áo hoặc lấm tấm trên tóc. Chu kỳ sống của các tế bào da đầu diễn ra liên tục. Nếu chu kỳ này bình thường, các tế bào da đầu sẽ chết theo chu kỳ tạo thành các vảy nhỏ, li ti, không làm da đầu khó chịu hay ửng đỏ. Khi bạn xuất hiện gàu nhiều, các tế bào này bị huỷ rất nhiều do đó tạo các mảng vảy lớn hơn kèm theo đó là kích ứng da và gây ngứa ngáy, khó chịu. 

2. Nguy cơ mắc phải

Hiện tượng gàu ngứa có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng có một số các yếu tố nguy cơ chính khiến cho bạn dễ mắc tình trạng này hơn người khác, bao gồm: 

Vệ sinh da đầu chưa sạch sẽ

Đầu nhiều gàu khiến bạn ngứa gãi liên tục

Việc gội đầu không thường xuyên sẽ khiến cho da đầu tích tụ nhiều dầu nhờn và tế bào chết. Điều này vô tình tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm xuất hiện. Chính vì vậy sẽ làm cho tình trạng da đầu dễ bị viêm và kích ứng từ đó dẫn đến tình trạng bị gàu ngứa. Đó là lí do tại sao gội đầu không đúng cách có thể gây ra gàu.

Tuổi tác

Gàu thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì hoặc ở phụ nữ có thai. Nguyên nhân là do lượng hormone thay đổi đột biến khiến cho tuyến dầu trên da đầu hoạt động mạnh hơn và từ đó dẫn đến gàu. Gàu ít phổ biến hơn ở những người trưởng thành trên 50. Tuy nhiên, nếu bị gàu ở độ tuổi này thường do những nguyên nhân bệnh lý khác.

Giới tính

Theo nghiên cứu, tình trạng gàu thường xuất hiện nhiều ở nam giới hơn nữ giới. Nguyên nhân là do các nội tiết tố của nam giới : androgen, testosterone. Các hormone này có vai trò kích thích hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da đầu. Khi dầu được tiết nhiều hơn sẽ tăng nguy cơ gây ra viêm và sản xuất gàu nhiều hơn. 

Bệnh lý thần kinh và tâm thần

Một số loại bệnh làm tăng nguy cơ gây ra gàu: Alzheimer, Parkinson, động kinh, … Thông thường, ở những người bị mắc Parkinson, hệ thống thần kinh bị suy giảm dẫn đến các tuyến dầu nhờn tiết ra nhiều hơn. Da đầu sẽ bị tích tụ nhiều bã nhờn và làm nặng hơn tình trạng gàu trên da đầu. 

Làn da dầu nhờn

Nếu cơ địa của bạn thuộc tuýp người có làn da dầu tự nhiên thì bạn có nguy cơ bị gàu hoặc các bệnh liên quan như viêm da tiết bã nhiều hơn.  

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị gàu

  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hụt một số các thực phẩm giàu các loại vitamin như B1, B6, B12, kẽm, một số chất béo tốt,… Điều này sẽ khiến làm gia tăng nguy cơ bị gàu.
  • Khí hậu: Thời tiết mùa thu đông kèm theo khí hậu lạnh và khô sẽ khiến gàu xuất hiện nhiều hơn và làm trầm trọng tình trạng gàu có sẵn. 
  • Căng thẳng và stress

Tham khảo thêm: Cách khắc phục gàu nặng

3. THẢO DƯỢC TRỊ GÀU TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Trầu không 

Lá trầu không được nhiều người sử dụng như một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Lá trầu được dân gian sử dụng để gội đầu nhằm điều trị các bệnh gàu, nấm ngứa trên da đầu. Bồ kết còn có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh hơn, bồng bềnh và suôn mượt hơn. Với các nguyên liệu từ thiên nhiên nên rất an toàn cho tóc và da đầu. Đây đều là những loại thảo dược trị gàu dễ kiếm và rẻ tiền. Sau đây là cách trị gàu bằng quả bồ kết và lá trầu không.

trầu không thảo dược trị gàu
Sự kết hợp của bồ kết và trầu không mang lại hiệu quả điều trị tốt

Nguyên liệu: 5 – 7 quả bồ kết già và 10-15 lá trầu không

Cách làm: 

  • Lá trầu không rửa sạch, vò cho dập và cho vào nồi đun
  • Bồ kết rửa sạch cho hết bụi, bẻ nhỏ và bỏ hạt.
  • Bỏ bồ kết vào chung nồi với lá trầu đã vò, thêm 2 lít nước và đun sôi lửa vừa trong 10 phút. 
  • Tắt bếp cho nước nguội bớt và thêm nước lạnh với nhiệt độ vừa phải. 
  • Gội đầu với nước lá trầu không và bồ kết rồi sau đó gội lại bằng nước lạnh

Với cách gội đầu trị gàu bằng bồ kết và lá trầu không bạn có thể làm 1-2 lần/ tuần.

Hương nhu

Hương nhu tiêu diệt nấm
Hương nhu có tác dụng tiêu diệt nấm và vi khuẩn trên da đầu

Từ xa xưa, hương nhu là loại thảo dược trị gàu được dân gian ưa thích sử dụng kết hợp với vỏ bưởi, mần trầu, bồ kết,… Nguyên liệu hay được chọn dùng là cây hương nhu trắng. Do trong loài này có chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt nấm và rất lành tính với da dầu. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lưu thông máu tốt. 

Cách trị nấm da đầu tại nhà bằng cây hương nhu được thực hiện theo những bước sau:

Nguyên liệu: Một bó hương nhu nhỏ

Cách làm: 

  • Hương nhu đem rửa sạch và cắt thành từng khúc
  • Cho hương nhu vào nồi, thêm 2 lít nước
  • Đun sôi, hạ lửa vừa trong 10 phút rồi bắc ra
  • Thêm nước lạnh đến nhiệt độ vừa đủ 
  • Khi gội kết hợp với massage da đầu, sau đó gội sạch lại với nước.

Đối với cách này mỗi tuần bạn nên thực hiện từ 1-2 lần sẽ thấy giảm gàu hiệu quả. Bạn có thể kết hợp thêm vài giọt tinh dầu bưởi hoặc sả chanh để tạo mùi thơm và giữu tóc mềm mượt.

Nha Đam và Mật Ong

nha đam mật ong
 Sự kết hợp của nha đam và mật ong có tác dụng trị gàu ngứa

Trong mật ong có chứa vitamin E và nhiều loại khoáng chất. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, dưỡng ẩm cho da đầu và giảm gàu mảng rất hiệu quả. Nha đam được sử dụng như một loại nguyên liệu để dưỡng ẩm có chứa vitamin B, C,… Nó có tác dụng làm dịu da đầu khi thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân: nắng, khói bụi.

Ngoài ra với những bạn có tình trạng rụng tóc nhiều, gàu hoặc da đầu bị viêm thì cách này chắc chắn là lựa chọn không tồi. 

Chuẩn bị:

  • 1 lá nha đam, lột vỏ, giữ lấy phần gel.
  • 2 thìa cà phê mật ong.

Cách thực hiện:

  • Trộn đều gel nha đam với mật ong và đánh lên tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Xả qua tóc với nước ấm và dùng khăn sạch thấm khô.
  • Thoa đều hỗn hợp mật ong với nha đam lên da đầu.
  • Mát xa nhẹ nhàng trong vòng 5-10 phút cho thấm.
  • Ủ tóc trong 15 phút .
  • Gội sạch lại với nước mát.

Nếu bạn bị gàu nhẹ nên thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ cải thiện tình trạng gàu li ti trên sợi tóc và da đầu. Còn nếu bạn bị nặng hơn thì nên duy trì 3-4 lần/ tuần.

Ngoài 3 loại thảo dược này, bạn có thể tham khảo các cách trị gàu tại nhà khác như: Bia, chanh, muối,….

Bài viết trên đã giới thiệu những cách điều trị gàu với những nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ kiếm và rẻ tiền. Bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà nhé. Chúc bạn có một mái tóc sạch gàu và óng mượt!

Hashtags
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM