Bị rụng tóc do nấm da đầu phải làm sao?

00:49 - 30.11.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 25/09/2023 lúc 13:45

Nấm da đầu không chỉ gây ngứa ngáy, bong tróc mà còn khiến bạn bị rụng tóc. Nó gây ảnh hưởng tới người bệnh về cuộc sống và khiến người bệnh tự ti về ngoài hình của mình. Vậy nấm da đầu là gì? Cách khắc phục rụng tóc do nấm da đầu ra sao. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu nấm da đầu là bệnh gì?

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm nấm ảnh hưởng đến cả da đầu và tóc. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh da đầu khác như vẩy nến, á sừng da đầu… do các triệu chứng phổ biến như ngứa, gàu, da đầu thô ráp,..

Nấm da đầu là do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum (gọi là dermatophytes) gây ra. Loại vi nấm này thường cư trú ở da đầu ẩm ướt và có khả năng xâm nhập vào từng sợi tóc và da đầu.

Giải đáp nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu

Chăm sóc da đầu không sạch sẽ

Da đầu không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến mồ hôi bị ứ đọng kết hợp với bụi bẩn, tế bào da chết sẽ khiến da đầu bóng nhờn, tạo môi trường ẩm ướt lý tưởng cho vi nấm phát triển. Ngoài ra nhiều người có thói quen xấu đó là gãi hoặc chà xát quá mạnh khiến da đầu bị trầy xước. Khi da đầu bị tổn thương, vi nấm dễ dàng xâm nhập và tấn công vào bên trong khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thói quen xấu khi gội đầu vào buổi tối muộn, không sấy tóc hoàn toàn mà đi ngủ. Hay những người đi làm bận rộn không có thời gian nên thường để tóc quá bẩn rồi mới gội. Chính những thói quen này là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các loại bệnh tật. Ngoài ra, dùng chung đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng dễ bị nhiễm nấm.

Lây nhiễm từ thú cưng trong nhà

Thú cưng hay vật nuôi trong gia đình rất dễ bị nhiễm nấm nếu không được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chúng, bạn có thể bị nhiễm nấm. Vì những loại nấm này có khả năng lây nhiễm cho con người. Hãy vệ sinh thường xuyên cho thú cưng, đó cũng là cách giúp bạn tránh được bệnh lây nhiễm từ động vật.

Nguồn nước bị ô nhiễm

Nếu nguồn nước gia đình bạn bị ô nhiễm sẽ chứa nhiều vi khuẩn gây nấm, bệnh. Do đó, nếu gội đầu bằng nguồn nước bẩn này, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm nấm da đầu.

Ngoài ra, yếu tố công việc cũng ảnh hưởng như thường xuyên làm việc với cường độ cao, đổ nhiều mồ hôi, ăn ở tập trung và đôi khi mất vệ sinh như phục vụ bộ đội, học sinh, sinh viên… Bệnh nấm da đầu hình thành và phát triển.

Bệnh nấm da đầu có dấu hiệu như nào?

Thông thường nấm da đầu có 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Cảm giác ngứa ngáy và nhiều gàu.

Nấm kích thích da đầu tiết ra nhiều bã nhờn, kết hợp với các tế bào da chết và hình thành gàu. Đối với người bị nấm da đầu, gàu bám vào tóc và da đầu ướt gây ngứa ngáy. Nếu chủ quan ngay từ những dấu hiệu đầu tiên, bệnh có thể nhanh chóng chuyển biến nặng hơn.

Giai đoạn 2: Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, da đầu nổi nhiều mụn nhọt.

Ngứa dữ dội là triệu chứng điển hình ở giai đoạn này, cảm giác bức bối, khó chịu ở vùng da đầu khiến bệnh nhân phải gãi liên tục. Lý do là do da đầu có nhiều gàu và bã nhờn. Việc gãi và chà xát mạnh này có thể gây trầy xước, chảy máu và tổn thương da đầu. Một số trường hợp nổi mụn đỏ li ti trên da đầu, khi gãi dễ chảy máu và đóng vảy.

Giai đoạn 3: Bệnh tiến triển nặng và gây rụng tóc

Ban đầu lượng tóc rụng sẽ ít, theo thời gian lượng tóc rụng sẽ nhiều hơn. Rụng tóc do nấm da đầu là giai đoạn nặng của bệnh. Ở giai đoạn này, nếu người bệnh chủ quan, không điều trị, da đầu sẽ bị viêm, sưng tấy, nổi mụn mủ, chảy máu và hói đầu vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh còn dẫn đến các biến chứng toàn thân như nổi hạch bất thường, mệt mỏi, nóng rát như chàm.

Nhiễm nấm da đầu gây rụng tóc như thế nào?

Sau 20 ngày khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, tình trạng rụng tóc bắt đầu biểu hiện một cách mạnh mẽ. Nấm da đầu gây rụng tóc vì chúng có thể phá hủy nang tóc, khiến chân tóc dễ gãy rụng. Lúc này, da đầu sẽ mẩn đỏ, viêm nhiễm, ngứa ngáy và gây rụng tóc kéo dài. Các trường hợp nấm dermatophyte có xu hướng tấn công da đầu khiến lớp biểu bì đỏ tấy, dễ bong tróc gây ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt, nấm có thể gây tổn thương cho tóc, khiến tóc giòn, gãy và rụng bất thường.

Ngoài ra, một số trường hợp rụng tóc có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh với những trường hợp da đầu quá mẫn cảm, chân tóc yếu hoặc nang tóc bị tổn thương, tế bào mầm tóc suy yếu trước đó.

Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu

  • Nên vệ sinh mũ, nón thường xuyên, tránh tình trạng tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Dùng dầu gội sạch hàng ngày, không cạo, gãi mạnh vùng da đầu, nên gội sạch. nhiều lần với nước sạch khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô, sạch. Đồng thời, sấy khô tóc ngay sau khi gội đầu và khi đi ngoài trời mưa.
  • Tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, vệ sinh định kỳ cho chúng để tránh bị nhiễm nấm.
  • Tránh dùng chung đồ với người khác để tránh nguy cơ lây bệnh từ những người xung quanh. Không dùng chung khăn tắm, lược chải đầu, mũ nón của người khác, đặc biệt là người bị gàu hoặc có triệu chứng bệnh nấm da đầu.
  • Tuyệt đối không gãi, gãi mạnh da đầu để tránh gây tổn thương và làm gàu, nấm lan rộng hơn. Không được tự ý mua thuốc về uống và bôi khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Có chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng và không ngừng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách phòng ngừa bệnh tật.
  • Nấm đầu có tính lây lan, nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý thì bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi. Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo các dấu hiệu như ngứa, tóc nhờn và có mùi, nổi mụn đỏ… Hãy nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Nấm da đầu tuy không nguy hại đến sức khỏe nhưng vẫn gây ngứa ngáy, khó chịu và mất tự tin. Đặc biệt, bạn có thể bị rụng tóc do nấm da đầu. Do đó, nếu mắc bệnh thì người bệnh nên đến các cơ sở da liễu uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM