Nấm chân tóc là bệnh gì, cách điều trị và phòng ngừa?

08:22 - 05.05.2023 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 25/09/2023 lúc 13:42

Nấm chân tóc là một bệnh lý da đầu phổ biến có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi. Bệnh có nhiều biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào chủng nấm gây ra và triệu chứng phổ biến là da đầu tổn thương, nổi mẩn đỏ, tóc rụng sát chân tóc… Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây nấm chân tóc và cách cải thiện trong bài viết sau:

Nguyên nhân gây bệnh nấm chân tóc

Nấm dermatophytes

Nấm dermatophytes là loài nấm ưa sừng có khả năng gây nhiễm trùng da, tóc và móng. Trong đó có 2 chủng nấm dermatophytes là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nấm chân tóc, bao gồm:

  • Trichophyton tonsurans là chủng nấm có thể lây nhiễm từ người sang người hoặc lây nhiễm qua các vật dụng dùng chung. Nấm xâm nhập vào da và tóc, ăn các chất sừng và sinh sôi gây ra các triệu chứng ngứa, kích ứng, đau và bong tróc da đầu và rụng tóc. Thông thường, nấm do Trichophyton tonsurans không gây viêm nhưng khiến tóc gãy rụng và nang tóc vẫn còn tạo nên các chấm đen.
  • Microsporum canis hoặc Microsporum audouinii : là các chủng nấm gây ra nhiễm nấm da và nhiễm nấm da đầu chủ yếu ở trẻ em và thú cưng. Nấm Microsporum gây ra các tổn thương da dạng nốt sần đỏ ở chân tóc, khiến tóc bị gãy cụt ở gần gốc thành các mảng tròn, màu xám.

Các loại nấm trên gây ra hiện tượng nấm da đầu khô, không viêm mủ. Cùng nhóm này có loại nấm Trichophyton schoenleinii gây ra bệnh Favus khiến da đầu bị viêm, da đầu bị mẩn đỏ, da đầu bong tróc, hình thành vảy và có thể dẫn đến rụng tóc và để lại sẹo da đầu.

Một số loài nấm thuộc nhóm dermatophytes có khả năng gây nấm kerion hay nấm tổ ong với triệu chứng sưng, đau, nổi mủ là Trichophyton mentagrophytes hoặc Trichophyton verrucosum.  Nấm tổ ong cũng có thể gây xơ rối tóc và gãy rụng.

Nấm tóc Piedra

Nấm tóc Piedra hay bệnh tóc hột với các cục tròn ở thân tóc gần gốc tóc. Nấm Piedra có hai dạng là nấm Piedra đen và nấm Piedra trắng. Các nốt màu nấm thường có  màu đen hoặc trắng giống như trứng chấy. Loại nấm này tấn công vào dưới lớp biểu bì của tóc rồi lan rộng ra ngoài, gây tổn thương thân tóc dẫn đến gãy rụng.

Yếu tố nguy cơ khiến nấm chân tóc bùng phát

Nấm chân tóc là bệnh lây nhiễm và hầu hết các chủng nấm đều sinh sôi và phát triển mạnh khi gặp các điều kiện sau:

Môi trường ẩm ướt và nóng ẩm: Hầu hết các loài nấm gây nấm chân tóc đều sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm ướt, thiếu ánh sáng. Da đầu thường xuyên ẩm ướt do mồ hôi, bã nhờn hoặc không khí nóng ẩm, môi trường sống kém vệ sinh, ẩm mốc sẽ khiến bạn dễ bị nhiễm nấm hơn.

Những người xung quanh bị nấm: Tiếp xúc gần với người đang bị nấm tóc làm tăng nguy cơ lây nhiễm vì vi nấm có thể lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc da.

Dùng chung vật dụng với người bị nấm: Lây lan qua các vật dụng dùng chung cũng là một con đường phổ biến, các vật dụng như lược chải đầu, mũ, khăn, gối, nón bảo hiểm… không nên dùng chung với người khác.

Tiếp xúc với động vật bị nấm: Các loài vật nuôi như chó, mèo có thể bị nấm và lây nhiễm sang cho người. Vì thế, chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với lông, da hoặc phân của chúng.

Người bị suy giảm miễn dịch: Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi rút. Những người bị bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, HIV/AIDS, người dùng thuốc corticoid thường xuyên… thường dễ bị nấm tóc hơn người bình thường.

Chẩn đoán và điều trị nấm chân tóc

Chẩn đoán cận lâm sàng

Trên đây là các chủng nấm phổ biến gây nấm chân tóc và các biểu hiện lâm sàng của bệnh. Để xác định chính xác bệnh nhân bị nấm gì, các chuyên gia sẽ lấy mẫu bệnh phẩm là tóc và vẩy da cạo từ vùng bị tổn thương và tiến hành soi tươi trong KOH. Từ đó, căn cứ vào kích thước và hình dạng bên trong cũng như bên ngoài của nấm để phân loại và có hướng điều trị.

Một số loài nấm phát ra màu huỳnh quang xanh lục khi bị chiếu dưới đèn Wood như M. canis và M. audouinii, màu xanh trắng đục nếu tóc nhiễm T.schoenleinii.

Phát hiện nấm bằng cách nuôi cấy nấm trong môi trường Sabouraud có cloramphenicol và cycloheximid ở nhiệt độ phòng sau 2-3 tuần.

Điều trị nấm chân tóc

Dung dịch vệ sinh ngoài da

Cồn vệ sinh ASA chứa aspirin, natri salicylat, ethanol

Dung dịch BSI chứa acid benzoic, acid salicylic, iod, ethanol

Thuốc bôi trị nấm tại chỗ

Kem bôi Clotrimazole: Đây là loại kem trị nấm được sử dụng để trị nhiều loại nấm gây ra bởi nấm Trichophyton, Microsporum và Candida… Để điều trị nấm chân tóc, người bệnh thoa thuốc lên vùng da bị nấm 2 lần/ngày trong khoảng 4 tuần.

Kem bôi Miconazole: Miconazole là một loại kem bôi trị nấm hiệu quả với nhiều bệnh nấm da toàn thân, nấm miệng, nấm da đầu. Bệnh nhân làm sạch và lau khô vùng da bị nấm, thoa thuốc lên da theo chỉ định của bác sĩ.

Kem bôi Terbinafine: Terbinafine là thuốc trị nấm phổ rộng có hiệu quả với các chủng Trichophyton, Microsporum canis và Epidermophyton foccosum, nấm men Candida… Bôi thuốc lên vùng nấm chân tóc theo chỉ định, thông thường là 2 lần/ngày trong 1 tuần.

Kem bôi Ketoconazole: Ketoconazole là hoạt chất ức chế sự phát triển của các chủng nấm gây bệnh như Candida, Balstomyces dermatitidis, Coccidioides immitis, Histoplasma capsulatum, Trichophyton mentagrophytes… Người bị nấm đầu có thể dùng thuốc ở dạng kem bôi, dầu gội đầu…

Thuốc uống điều trị bệnh nấm chân tóc

Các loại thuốc uống phổ biến được chỉ định điều trị nấm tóc đó là:

Thuốc griseofulvin 500mg/ngày cho đến khi lành thường kéo dài khoảng 6 – 8 tuần.

Thuốc terbinafine 250 mg/ngày dùng trong 4 tuần

Thuốc itraconazole100mg/ngày dùng trong 4 tuần

Lưu ý các loại thuốc bôi hoặc uống trị nấm chân tóc có thể gây ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bị bệnh nấm chân tóc tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị mà cần đi khám để lấy đơn thuốc. Sau đó tuân thủ liều lượng và dùng thuốc đầy đủ để trị nấm dứt điểm và không gặp phải tác dụng phụ.

Phòng ngừa bệnh nấm chân tóc

Nấm chân tóc là bệnh dễ lây lan, vì thế việc phòng ngừa lây nhiễm nấm rất quan trọng. Chúng ta cần thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa nấm phát sinh trong môi trường sống cũng như đề phòng lây nhiễm như sau:

Giữ vệ sinh cá nhân để hạn chế nấm ký sinh và phát triển

Các bào tử nấm xâm nhập vào tóc và dầu  hình thành các sợi nấm và cần có đủ thời gian để sinh sôi và phát triển gây bệnh. Vì thế, cần loại bảo các yếu tố nguy cơ khiến nấm thuận lợi phát triển như:

  • Gội đầu, tắm giặt thường xuyên, không để mồ hôi, bụi bẩn bám trên da lâu ngày.
  • Cũng không nên gội đầu liên tục mỗi ngày dễ khiến da đầu bị khô và nhạy cảm.
  • Khi vệ sinh không kì cọ mạnh làm tổn thương da, xung huyết…
  • Làm khô tóc và da đầu sau khi gội, không nên ủ tóc ẩm ướt quá lâu.
  • Cần đội mũ nón thích hợp, không nên quá chật và bí bách, đặc biệt là vào mùa hè da đầu toát mồ hôi nhiều.
  • Dùng dầu gội có độ pH phù hợp với da đầu, hạn chế dầu gội có tính kiềm cao dễ khiến tóc khô và rụng.

Phòng chống nhiễm nấm từ môi trường sống

Vệ sinh nơi ở, giữ cho không gian xung quanh thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ tránh ẩm ướt lâu ngày.

Giặt sạch những đồ dùng, vật dụng dễ mang vi nấm lây lan sang người như chăn, gối, quần, áo, khăn lau, thảm, ghế sofa, lược chải đầu, mũ nón… và phơi dưới nắng là tốt nhất.

Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như lược chải đầu, gối, khăn, mũ, nón bảo hiểm với người bị nấm.

Giữ vệ sinh cho thú cưng và cho chúng đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu bị nấm da. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với lông, da và phân của chúng để ngăn ngừa lây nhiễm nấm.

Nấm dễ dàng tấn công khi hàng rào bảo vệ tự nhiên của tóc và da đầu suy yếu. Vì thế, chúng ta cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp nuôi dưỡng tóc và da đầu khỏe mạnh tự nhiên, chẳng hạn như:

Thường xuyên ủ tóc với các loại tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, cấp ẩm và nuôi dưỡng da đầu như dầu dừa, tinh dầu bưởi, dầu olive, dầu tràm trà…

Massage da đầu mỗi ngày để tăng cường tuần hoàn máu, đưa dưỡng chất đến nang tóc giúp tóc khỏe và nhanh mọc trong trường hợp nấm da đầu gây rụng tóc.

Chú ý đến chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, thiếu chất có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm nấm da đầu do sức đề kháng suy giảm.

Chọn một loại dầu gội phù hợp để sử dụng lâu dài

Dầu gội là sản phẩm làm sạch tóc và da đầu giúp đảm bảo vệ sinh, phòng ngừa các bệnh ngoài da, ngứa ngáy. Không chỉ đơn giản là một sản phẩm làm sạch, hầu hết các hãng dầu gội hiện nay đều tích hợp khả năng dưỡng tóc bằng cách bổ sung các dưỡng chất, hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe của tóc và da đầu.

Dầu gội dược liệu Nguyên Vương chính là sự lựa chọn tối ưu để chăm sóc mái tóc hàng ngày, phòng ngừa nấm ngứa, bệnh lý da đầu. Dầu gội Nguyên Vương chứa đựng tinh túy từ kinh nghiệm chăm sóc tóc cổ truyền bằng dược liệu với các nghiên cứu khoa học hiện đại. Sự kết hợp này giúp tóc được nuôi dưỡng từ gốc và bảo vệ từ bên ngoài khỏi các yếu tố môi trường có hại.

Để được tư vấn về sản phẩm và đặt mua, bạn quan tâm truy cập TẠI ĐÂY

Trên đây là tổng quan các vấn đề liên quan đến bệnh nấm chân tóc, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc đang quan tâm đến tình trạng bệnh lý này.

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM