Trẻ có tóc bạc ở tuổi dậy thì – Đâu là nguyên nhân và cách khắc phục

10:17 - 25.11.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 23/02/2024 lúc 13:58

Có tóc bạc ở tuổi dậy thì có thể khiến cho trẻ cảm thấy bất ngờ và mặc cảm về ngoại hình của mình. Vậy nguyên nhân là gì, cách khắc phục ra sao để cho trẻ lấy lại mái tóc đen như trước? Tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân có tóc bạc ở tuổi dậy thì là gì?

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng có tóc bạc ở tuổi dậy thì như:

  • Di truyền là một trong những nguyên nhân chính khiến tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân này sẽ quyết định thời điểm chúng ta bắt đầu có tóc bạc. Vì vậy, nếu gia đình có ông bà, cha mẹ bị tóc bạc sớm thì con cháu của họ sẽ có nguy cơ mắc hiện tượng này cao hơn những đứa trẻ khác.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ưa thích đồ ăn nhanh làm tăng tiết cholesterol, làm suy yếu chân tóc, làm rối loạn quá trình phát triển của tóc khiến tóc bạc sớm. Thiếu vitamin và các vi chất như sắt, đồng, kẽm cũng làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm.
  • Tâm lý căng thẳng, stress: Nhiều bạn trẻ yêu cầu cha mẹ đặt mục tiêu học tập trong thời gian đi học, khiến tâm lý trẻ nhỏ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, stress thường xuyên. Khi căng thẳng kéo dài, cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do (chất oxy hóa mạnh) khiến tóc bạc màu. Ngoài ra, hệ thần kinh trung ương sẽ bị kích thích, giải phóng hàng loạt chất hóa học, làm rối loạn quá trình sản sinh sắc tố melanin, làm giảm nồng độ sắc tố trong nang tóc. Khiến tình trạng tóc bạc sớm sẽ dần xuất hiện.
  • Sử dụng dầu gội đầu chứa chất gây hại: Một số loại dầu gội có chứa hóa chất có hại có thể khiến tóc rụng, khô, hư tổn và nhạt màu hơn.
  • Mắc phải một số bệnh lý: Các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, men gan, tăng cholesterol máu,… đều làm tăng nguy cơ bạc tóc sớm.
  • Lối sống, sinh hoạt: Tình trạng chơi điện tủ, điện thoại quá độ, đi ngủ muộn tán gẫu với bạn bè, ngủ không đủ giấc,… khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, não bộ không được nghỉ ngơi, dẫn đến quá trình trao đổi chất bị gián đoạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khiến tóc nhanh yếu và lão hóa, tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về chủ đề này, hãy tham khảo thêm tóc bạc sớm ở nam giới. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tóc bạc, trong đó nhiều người hoang mang rằng liệu bị tóc bạc sớm là bệnh gì? Cùng Nguyên Vương tìm hiểu ngay.

Cách khắc phục tình trạng tóc bạc sớm ở tuổi dậy thì

Trị tóc bạc bằng dầu dừa với hạt cà ri

Hạt cà ri chứa các thành phần lão hóa giúp ngăn ngừa sự thay đổi màu tóc, cung cấp nhiều dưỡng chất giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt hơn. Kết hợp với dầu dừa sẽ giúp cho bạn có mái tóc đen trở lại.

Cách làm:

  • Chuẩn bị 2-3 thìa hạt cà ri nghiền nhỏ rồi trộn với 2-3 thìa dầu dừa.
  • Sau đó thoa hỗn hợp lên tóc.
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút cho dưỡng chất thấm vào sâu da đầu.
  • Cuối cùng gội sạch lại bằng nước ấm và dầu gội dịu nhẹ.

Áp dụng phương pháp này hàng ngày, bạn sẽ có được mái tóc chắc khỏe, ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm.

Trị tóc bạc bằng lá ổi và mật ong, chanh

Mật ong rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên có thể giúp duy trì màu tóc tự nhiên, cải thiện mái tóc khô xơ và giúp tóc mềm mượt hơn khi sử dụng. Ngoài ra, mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm và nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh hơn. Chanh rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin và axit citric, tất cả đều có lợi cho sức khỏe của da đầu và tóc. Vì vậy, người ta thường kết hợp lá ổi với mật ong, chanh và mật ong để dưỡng tóc.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá ổi tươi.
  • 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất.
  • 1 muỗng nước cốt chanh.

Cách làm:

  • Lá ổi rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hoặc xay nhuyễn lấy khoảng 5 thìa cà phê thành phẩm.
  • Trộn chung với mật ong và nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Làm ướt tóc với nước rồi thoa đều hỗn hợp lên tóc và da dầu.
  • Massage nhẹ nhàng da đầu khoảng 5 phút cho thấm sâu vào da đầu. Sau đó ủ tóc tiếp 30 phút.
  • Gội lại đầu bằng dầu gội và để khô tự nhiên.

Sử dụng bột henna giúp cải thiện tóc bạc

Bột henna có đặc tính tạo màu tự nhiên, sẽ giúp phần nào bạc tóc đã mất đi sắc tố đen. Ngoài ra, loại bột này không ảnh hưởng nhiều đến da đầu như các loại thuốc nhuộm công nghiệp khác.

Pha 100g bột với khoảng 30ml nước thành hỗn hợp sền sệt rồi thoa lên tóc của trẻ, để nguyên trong 1-2 tiếng rồi gội sạch lại với nước và dầu gội dịu nhẹ.

Bên cạnh đó, có nhiều cách để điều trị tóc bạc sớm mà bạn có thể tham khảo tại đây.

Cách ngăn ngừa có tóc bạc ở tuổi dậy thì

Hạn chế sử dụng hóa chất tóc

Thường xuyên sử dụng các sản phẩm làm đẹp là một trong những nguyên nhân khiến tóc bạc sớm. Vì vậy, để tránh tình trạng này, bạn phải học cách bảo vệ mái tóc của mình từ sớm bằng cách hạn chế tạo kiểu tóc bằng hóa chất uốn, duỗi, nhuộm. Khoảng cách giữa mỗi lần nhuộm tóc ít nhất là 6 tháng, khi nhuộm tóc cố gắng tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc. Ngoài ra, hãy nhớ bảo vệ tóc và da đầu khỏi ánh nắng mặt trời mỗi khi ra ngoài, chọn sử dụng các loại dầu gội có thành phần tự nhiên để chăm sóc tóc.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn

Chế độ ăn uống đóng vai trò ngăn ngừa tóc bạc ở tuổi dậy thì. Bạn nên hạn chế uống quá nhiều nước ngọt, đồ ăn nhanh,… Một chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp cơ thể nuôi dưỡng nang tóc tốt hơn. Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé bao gồm: Trái cây tươi, rau quả, dầu ô liu, cá,…

Nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin ví dụ như hải sản, trứng và thịt là nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào. Sữa, cá hồi và phô mai là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin và khoáng chất từ thực phẩm chức năng cũng có thể khắc phục sự thiếu hụt này.

Hạn chế căng thẳng để tóc không bị ảnh hưởng

Ở tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những lo lắng khác nhau, từ đó gây ra căng thẳng khiến tóc mất đi sắc tố vốn có. Vì vậy, cha mẹ nên tâm sự với con để hiểu được những khó khăn mà con đang gặp phải, từ đó giải quyết được phần nào tâm lý. Ngoài giờ học, trẻ nên dành thời gian vui chơi ngoài trời với bạn bè, tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên. Nó không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả mà còn cải thiện quá trình lưu thông máu trong cơ thể, cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc, từ đó giúp cải thiện tình trạng tóc bạc sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng những chia sẻ trên về vấn đề có tóc bạc ở tuổi dậy thì sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến ​​thức bổ ích để chăm sóc cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất nhé.

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM