Dùng cỏ ngũ sắc gội đầu có tác dụng gì?

16:34 - 26.10.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 31/01/2024 lúc 17:41

Trong dân gian, ngoài bồ kết hay hương nhu thì cỏ ngũ sắc cũng là một nguyên liệu phổ biến được người dân sử dung để nấu nước gội đầu. Ở bài viết này, mời các bạn tìm hiểu chi tiết cỏ ngũ sắc gội đầu có tác dụng gì và cách gội đầu với cỏ ngũ sắc như thế nào.

Tìm hiểu về cỏ ngũ sắc

Cỏ ngũ sắc (tên khoa học Ageratum conyzoides L.) là một loại cây dại mọc hoang khắp nơi. Nó còn có nhiều tên gọi khác như là: cây cứt lợn, cỏ hôi, hoa ngũ vị.

Cỏ ngũ sắc có nguồn gốc ở châu Mỹ sau đó lan ra nhiều nước ở khắp các vùng nhiệt đới. Ở Châu Á, cây phát triển phổ biến ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, phía nam Trung Quốc.

Các thành phần chiết xuất từ cỏ ngũ sắc như flavonoid, ancaloit, cumarin, tannin, saponin, tinh dầu, precocene I và precocene II được khoa học nghiên cứu và đánh giá cao về giá trị dược liệu.

Cỏ ngũ sắc có vị đắng, chát, tính hàn. Trong Đông y, cỏ ngũ sắc có các tác dụng sau:

  • Trừ cảm mạo, phong hàn, hạ sốt, lợi tiểu, hoạt huyết, giải độc
  • Tiêu sưng, chữa bệnh xương khớp, bầm tím.
  • Chữa chứng co giật và chứng tiểu khó ở trẻ em
  • Chữa bệnh tiêu chảy
  • Chữa vô kinh của phụ nữ
  • Điều trị vết loét do nhiệt độc, điều trị bệnh chàm.
  • Trị mụn nhọt
  • Chữa viêm xoang mũi dị ứng

Một số bài thuốc với cỏ ngũ sắc:

Chữa rong kinh sau sinh: dùng 30 – 50g cỏ ngũ sắc, vò nát, chắt lấy nước cốt, uống liên tục trong 3 – 4 ngày.

Chữa viêm xoang mũi: 30g cỏ ngũ sắc, 20g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất. Tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống.

Chữa nấm, chốc đầu, chàm: một lượng cỏ ngũ sắc vừa đủ, nấu nước rửa vết thương ngày 1-2 lần.

Tìm hiểu tác dụng của dược liệu thiên nhiên khác như:

Dùng cỏ ngũ sắc gội đầu có tác dụng gì?

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng dịch tiết của cỏ ngũ sắc có chứa các hợp chất terpenic, chủ yếu là precocene, với hoạt tính nội tiết tố kháng vi sinh vật. Chất này có khả năng làm giảm hoạt động của một số loại nấm.

Một nghiên cứu so sánh hoạt động kháng khuẩn của chiết xuất cỏ ngũ sắc (Ageratum Conyzoides L. / viết tắt AC) và chiết xuất Piper Betle L. ở dạng gel chống lại Staphylococcus Aureus.

Kết quả cho thấy cả chiết xuất AC và PB đều có hoạt tính kháng khuẩn đối với SA với giá trị MIC lần lượt là 2% và 5%. Sau đó, gel chứa 4% natri CMC cho thấy độ ổn định vật lý tốt nhất, có thể chứa chiết xuất AC hoặc PB. Các dạng bào chế gel của cả hai chất chiết xuất không cho thấy bất kỳ sự khác biệt nào về đặc tính cảm quan, độ pH và độ nhớt sau 28 ngày bảo quản. Các dạng bào chế gel của chiết xuất AC và PB có hoạt tính kháng khuẩn với vùng ức chế tương ứng là 20,3 mm ± 1,3 mm và 15,21 ± 1,3 mm.

Kết luận: Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất AC cao hơn so với chiết xuất PB ở dạng bào chế gel. (Xem nguồn)

Ở cỏ ngũ sắc cũng có thành phần saponin giống với bồ kết. Saponin được coi là loại xà phòng tự nhiên có khả năng làm sạch an toàn và hữu hiệu. Saponin tạo bọt khi hòa vào nước, khi thoa lên da đầu, nó nhũ hóa các phân tử dầu thừa tiết ra từ các tuyến bã nhờn, hòa tan các chất bẩn khác trên da đầu, giúp cho da đầu và tóc sạch, thông thoáng hơn. Ngoài ra, saponin cũng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm. (Xem nguồn)

Saponin thể hiện đặc tính làm sạch vượt trội hơn so với các chất hoạt động bề mặt khác, được thể hiện trong nghiên cứu sau – xem chi tiết.

Từ các dẫn chứng trên cho thấy, kinh nghiệm dân gian dùng cỏ ngũ sắc để gội đầu để làm sạch gàu, giảm ngứa hoàn toàn có căn cứ đáng tin cậy.

Hướng dẫn cách gội đầu với cỏ ngũ sắc

  • Lấy một nắm cỏ ngũ sắc tươi, cắt bỏ rễ và rửa sạch.
  • Nấu cỏ ngũ sắc với 2 – 3 lít nước.
  • Sau khi đun sôi 5 phút thì tắt bếp
  • Để nước còn ấm dùng gội đầu tuần 2 – 3 lần.

Cỏ ngũ sắc có mùi hôi nhẹ nhưng khi nấu lên làm nước gội đầu, tinh dầu tiết ra lại có mùi sảng khoái dễ chịu. Dùng cỏ ngũ sắc kết hợp với các loại dược liệu khác như bồ kết, hương nhu, mần trầu, sả chanh sẽ càng làm tăng thêm công dụng chăm sóc tóc.

Lưu ý khi gội đầu với cỏ ngũ sắc

Vì cỏ ngũ sắc thường mọc dại, hoặc xen lẫn với các loại cây trồng nông nghiệp khác, nên có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu. Do đó, chú ý chọn những khu vực đảm bảo an toàn để nấu nước gội đầu không bị lẫn tạp chất.

Khi nấu nước gội đầu, nên sử dụng cỏ ngũ sắc tươi vì hàm lượng tinh chất ở cây tươi cao hơn (chiếm hơn 0,16% so với dược liệu khô).

Không nên sử dụng nước nấu cỏ ngũ sắc hay các loại thảo dược khác khi đã để qua đêm, vì các thành phần trong nước đã biến chất không còn tác dụng.

Cỏ ngũ sắc hay các loại dược liệu gội đầu khác nói chung đều lành tính, nhưng để đảm bảo an toàn tốt nhất thì nên thử nước trên da tay 30 phút trước khi gội đầu.

Tham khảo dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm 250ml

Tham khảo dầu gội dược liệu Nguyên Vương Lịch Lãm 180ml

Tham khảo dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái 250ml

Tham khảo dầu gội dược liệu Nguyên Vương Sảng Khoái 180ml

Dầu gội Nguyên Vương

Gàu ngứa là tình trạng phổ biến trên da đầu, có thể tái phát rất thường xuyên. Để ngăn ngừa vấn đề này xảy ra, da đầu phải luôn được duy trì trong trạng thái khỏe mạnh, đảm bảo cho sự cân bằng hệ vi sinh và kiểm soát cơ chế điều tiết bã nhờn bình thường.

Bí quyết là sử dụng dầu gội dược liệu có các thành phần kháng sinh tự nhiên, để ngăn chặn sự phát triển của sinh vật gây hại trên da đầu, giúp nang tóc có thể hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh.

Dầu gội Nguyên Vương – công thức tối ưu, kết hợp 19 loại thảo dược phương Đông và Phương tây làm sạch tóc, nuôi dưỡng tóc từ trong ra ngoài.

Tìm hiểu thêm về Bảng thành phần dầu gội dược liệu Nguyên Vương và Giá bán của dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Dầu gội Nguyên Vương – dầu gội dược liệu dành cho nam giới

Dược liệu phương Đông:

  • Bồ kết, núc nác, cỏ ngũ sắc, trà xanh: sạch gàu, hết ngứa, giúp tóc suôn mượt vào nếp.
  • Hà thủ ô, ngưu bàng, nhân sâm, hoàng cầm: giảm rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh hơn, tăng cường dinh dưỡng nuôi tóc, làm chắc chân tóc.

Dược liệu phương Tây:

  • Sam đen, gỗ larix, dầu oliu: bảo vệ da đầu, bảo vệ sợi tóc, kiểm soát bã nhờn, bảo vệ sợi tóc khỏi môi trường, UV, loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, tăng cường độ bóng cho tóc.
  • Hạt lanh, mầm lúa mỳ: chống lão hóa tóc & da đầu, cung cấp độ ẩm cho tóc, tăng cường phục hồi và nuôi dưỡng, lớp biểu bì trong tóc để giúp tóc thêm bóng mượt, giúp giữ độ ẩm cho da đầu và tóc, cho tóc thêm bóng và đầy đủ dưỡng chất.

Hương thơm nam tính, trầm ấm từ thảo mộc tự nhiên, đem lại cảm giác sảng khoái, thư giãn khi gội đầu.

Xem thêm thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM