Bị viêm da tiết bã đừng bỏ qua kiến thức này

16:39 - 09.11.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 25/09/2023 lúc 10:30

Theo thống kê của WHO có khoảng 2-5% dân số thế giới bị mắc bệnh viêm da tiết bã. Bệnh này thường nhầm với lupus ban đỏ, chàm,… khiến cho bệnh lan rộng và khó điều trị hơn. Viêm da tiết bã có tính chất kéo dài dai dẳng và khó điều trị làm ảnh hưởng đến tâm lý và ngoại hình của người bệnh.

1. Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã hay còn gọi là viêm da tiết mỡ hoặc chàm da mỡ. Đây là một bệnh mạn tính, xảy ra một cách từ từ chứ không diễn biến đột ngột. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất là vùng da đầu, chữ T, ngực, lưng, vành tai hay thậm chí trong ống tai. Vùng da bị bệnh thường xuất hiện màu đỏ, bên trên phủ vảy mỏng màu trắng, da bị khô hoặc nhiều dầu nhờn. Thông thường, bệnh nhân không cảm thấy ngứa hoặc bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhẹ. 

2. Cách phân biệt với bệnh khác

Viêm da cơ địa

Trẻ con thường bị viêm da cơ địa ở hai má, lòng bàn tay, lòng bàn chân (thể á sừng), khoeo tay, khoeo chân. Bệnh chàm da mỡ không xuất hiện ở khoeo tay khoeo chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân do những vị trí này ít tuyến bã nhờn. 

Trứng cá đỏ

Triệu chứng gần giống với viêm da dầu tiết bã do cũng xuất hiện ở những vùng chữ T, da tiết dầu nhiều. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có triệu chứng đỏ và nóng bừng ở mặt, đi kèm sau đó là châm chích. Bệnh thường bùng phát khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng chất kích thích, tắm nước quá nóng. Các tác nhân thường gây những đợt bùng phát của bệnh bao gồm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng tinh thần, thời tiết lạnh hoặc nóng, rượu, thực phẩm nhiều gia vị, tập thể dục, gió, mỹ phẩm, … Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân xuất hiện ban đỏ ở da mặt, giãn mao mạch trên da và phù nề. Nặng hơn có thể lan rộng và tăng sản tuyến bã.

Da nhiễm corticoid

Khi bị chẩn đoán viêm da tiếp xúc kích ứng, xuất hiện vùng da sần, hiện tượng đỏ xuất hiện cả ở những vùng da khác, giãn mạch, ngứa, bệnh nhân có tiền sử sử dụng corticoid . Viêm da dầu tiết bã thường xảy ra trên vùng da khoẻ hơn. Nhiều trường hợp dùng corticoid dài ngày để điều trị viêm da dầu tiết bã gây biến chứng trở thành viêm da nhiễm corticoid. Khi xuất hiện biến chứng phải đổi phác đồ điều trị. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến da bị viêm là do hiện tượng tăng tiết bã nhờn. Cơ chế sinh bệnh chủ yếu của vùng da đầu là do nấm Malassezia ovale, vi khuẩn P. Acne.

Bệnh do một số yếu tố quan trọng liên quan đến bệnh như:

Do nội tiết 

Khi tuyến bã nhờn trên các vùng da hoạt động mạnh hơn thì chúng sẽ tự tiết lớp lipid đổ lên bề mặt da đầu. Nếu làm sạch không đúng cách mỗi ngày, lớp lipid này tích tụ lại. Từ đó sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm Malassezia phát triển. Chất bã nhờn chính là thức ăn của loại nấm này. Khi da tiết ra bã nhờn nhiều tạo ra lượng thức ăn dồi dào cho Malassezia.  Sau đó chúng sẽ tập trung sinh sản nhiều gây viêm ở da, đỏ da, bong vảy dẫn đến bệnh.

Do môi trường ẩm thấp và ô nhiễm

Vi khuẩn và nấm rất dễ phát triển ở trong môi trường ẩm thấp. Do vậy, điều kiện vệ sinh không thuận lợi và độ ẩm cao chính là yếu tố lý tưởng cho chúng phát triển.

Do chế độ ăn uống

Ăn ngọt nhiều, sử dụng các chất kích thích khiến cho tuyến bã nhờn tăng tiết.

Sử dụng mỹ phẩm không hợp lý

Lựa chọn mỹ phẩm không phù hợp với da tiết dầu nhiều. Sử dụng các loại thuốc có chứa Corticoid để điều trị. Mới đầu tình trạng ngứa, vảy trắng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều đưa đến tình trạng da bị mỏng hơn, đỏ hơn. Cuối cùng, dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm hơn thậm chí gây nám da và nhiễm trùng huyết.

4. Phương pháp điều trị viêm da tiết bã

Để kiểm soát bệnh tốt hơn thì nên phối hợp nhiều yếu tố. Có 3 yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất trong điều trị viêm da tiết bã:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị viêm da tiết bã

Sử dụng thuốc chống nấm tuỳ từng mức độ của bệnh. Thể nhẹ thì dùng đường bôi và thể nặng có thể kết hợp dùng đường uống. Sử dụng Corticoid với liều nhẹ để điều trị viêm đỏ da trong thời gian dưới 2 tuần. Sau đó dùng Tacrolimus có tác dụng tương tự nhưng ít tác dụng phụ hơn Corticoid.

Chế độ ăn uống hợp lý kiểm soát tiết dầu trên da  

Hạn chế sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá,… Chế độ ăn kết hợp nhiều loại rau xanh và hoa quả, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Lựa chọn mỹ phẩm hợp lý giảm nguy cơ bị viêm da tiết bã

Vùng da bị bệnh thường xuyên bị đỏ và bong vảy nhẹ dẫn đến da vừa khô, vừa tiết dầu nhiều. Nên sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ ẩm cho da. Nếu bệnh nhân bị tình trạng dày sừng trên da đầu thì nên sử dụng dầu gội có tác dụng giúp bảo vệ hàng rào Ceramide của da đầu, hỗ trợ bong tróc nhẹ nhàng lớp dày sừng.

5. Bị viêm da tiết bã dùng dầu gội nào tốt?

Nên lựa chọn các loại dầu gội có thành phần thiên nhiên, hạn chế các loại dầu gội hóa mỹ phẩm chứa nhiều các chất tẩy rửa dễ khiến cho da đầu bị khô. Bạn nên ưu tiên các thành phần như: 

  • Bồ kết, núc nác, cỏ ngũ sắc: hỗ trợ giảm ngứa, sạch gàu mà vẫn giữ tóc suôn mượt.
  • Dầu olive: kiểm soát bã nhờn, bảo vệ sợi tóc khỏi tác động của môi trường (tia UVA, UVB,…)
  • Các thành phần có tác dụng kích thích sản sinh lớp Ceramide tự nhiên (chiết xuất protein Đậu nành thuỷ phân,…): phục hồi hàng rào bảo vệ của da đầu.

    Bồ kết trị viêm da tiết bã
    Bồ kết giúp hỗ trợ giảm ngứa, sạch gàu

Để điều trị các bệnh mạn tính như viêm da dầu tiết bã bạn cần kiên trì và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Chúng tôi mong rằng kiến thức ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh lý khó ưa này. 

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM