Bệnh rụng tóc ở nam giới: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

10:27 - 07.12.2022 - Tác giả: Dầu gội dược liệu Nguyên Vương

Ngày cập nhập 29/11/2023 lúc 10:38

Bệnh rụng tóc ở nam giới là tình trạng khá phổ biến ở Việt Nam. Nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti khi đối mặt với tình trạng rụng tóc bất thường. Nhưng không phải ai cũng chú ý chăm sóc tóc sớm và đúng cách để giúp cải thiện tình trạng này. Hãy cùng nguyenvuong tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.  

1. Rụng tóc ở nam giới là bệnh gì? 

Bệnh rụng tóc ở nam giới phổ biến tại Việt Nam

Tại Việt Nam, khoảng 30% nam giới sẽ gặp tình trạng thưa tóc khi bước vào độ tuổi 50. Một số trường hợp đã bị rụng tóc tuổi 20. Với người khỏe mạnh, mỗi ngày nam giới sẽ rụng từ 50 đến 100 sợi tóc là điều bình thường vì tóc mới cũng sẽ mọc đồng thời. Tuy nhiên bệnh rụng tóc diễn ra khi tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày và không có tóc mới thay thế tóc đã rụng. 

Với các nguyên nhân gây rụng tóc khác nhau, bạn có thể gặp phải tình huống tóc mỏng dần đều hoặc bị hói theo từng mảng. Rụng tóc không chỉ tác động đến tóc trên da đầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể bạn. 

2. Nguyên nhân rụng tóc ở nam

2.1. Rối loạn nội tiết tố testosterone

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây rụng tóc ở nam là sự suy giảm hormone sinh dục Testosterone. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, hormone Testosterone bị biến đổi thành Dihydrotestosterone (DHT). Từ đó, DHT dư thừa có khả năng khiến nang tóc bị thu nhỏ lại, khó mọc tóc mới đồng thời có những tác động xấu đến chân tóc và làm sợi tóc dễ rụng hơn. 

Có thể bạn quan tâm: Rụng tóc do nội tiết

2.2. Căng thẳng

Căng thẳng gây rụng tóc nhiều ở nam giới

Nam giới có thể gặp tình trạng tóc mỏng đi trong một vài tháng khi bị căng thẳng. Khi stress kéo dài dẫn tới cơ thể tăng bài tiết các hormone ức chế quá trình mọc tóc, đồng thời khiến tóc rụng nhiều hơn. Đây là trường hợp rụng tóc tạm thời. Nếu khắc phục được thì hiện tượng rụng tóc sẽ thuyên giảm.   

2.3. Di truyền

Một nguyên nhân khác dẫn tới bệnh rụng tóc ở nam giới là tính di truyền trong gia đình. Tình trạng rụng tóc do di truyền có thể đoán trước và thường có quy tắc chung là chân tóc rụng dần và xuất hiện các mảng hói ở nam giới. Rụng tóc do di truyền được cho là không thể chữa khỏi nhưng sẽ có những biện pháp hỗ trợ giảm bớt tình trạng này. 

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của thuốc gây rụng tóc

Một số loại thuốc điều trị các căn bệnh như điều trị ung thư, bệnh trầm cảm, bệnh gút, bệnh tim và viêm khớp. Các thuốc sẽ có tác dụng không mong muốn đi kèm là tình trạng rụng tóc. Khi bạn ngừng sử dụng thuốc thì tình trạng tóc rụng sẽ được cải thiện. 

2.5. Bệnh lý 

Một số bệnh lý dẫn tới rụng tóc ở nam như bệnh cường giáp, bệnh lý tự miễn, nấm và viêm da đầu, đái tháo đường… Ngoài ra có các yếu tố nguy cơ khác dẫn tới chứng tóc rụng nhiều có thể kể đến như: uống nhiều rượu, bia, thuốc lá,… 

Đọc thêm: Tìm hiểu các bệnh lý gây rụng tóc

3. Rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Tuổi dậy thì là một giai đoạn với nhiều yếu tố thay đổi trong cơ thể của trẻ. Cụ thể ở bé trai tuổi dậy thì, nồng độ hormone Dihydrotestosterone (DHT) tăng cao. DHT không chỉ có vai trò kích thích tăng trưởng chiều cao và phát triển các cơ quan sinh dục nam giới mà nó còn gây nên tình trạng rụng tóc ở nam giới tuổi 20. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác cũng liên quan đến bệnh rụng tóc ở nam tuổi dậy thì là nguyên nhân bệnh lý, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng, hóa chất tạo kiểu tóc,…

Nếu tình trạng rụng tóc ở nam tuổi dậy thì bị diễn ra trong khoảng thời gian dài có thể dẫn đến hệ quả tệ hơn là hói đầu. Hói đầu dù nhẹ hay nặng cũng đều ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con trong thời gian này nhé.

4. Có nên đi khám bác sĩ khi có tình trạng tóc rụng nhiều? 

Có hai kiểu rụng tóc là rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý.

Rụng tóc sinh lý thì sẽ có tóc mới mọc lên thay thế tóc đã rụng. Trung bình không rụng quá 100 sợi tóc mỗi ngày. Với tình huống này thì bạn không cần phải lo lắng.

Nếu tóc rụng bất thường như các trường hợp sau thì bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra xem bản thân có thật sự mắc bệnh lý rụng tóc hay không:

  • Rụng tóc nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày.
  • Tóc rụng đột ngột, ồ ạt, rụng từng mảng và rụng nhiều hơn bình thường khi gội và chải đầu.
  • Vuốt tóc cũng làm tóc rụng nhiều. 

Đọc thêm: Tóc rụng bao nhiêu là bình thường

Một vài dấu hiệu có đi kèm với rụng tóc nhiều ở nam giới là tình trạng nổi mẩn đỏ trên da đầu, bong tróc da đầu và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy một bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị.  

5. Cách khắc phục bệnh rụng tóc ở nam giới mà bạn nên biết

5.1. Phương pháp giúp cải thiện tóc rụng nhiều ở nam

Điều trị dứt điểm bệnh lý

Nếu rụng tóc là biểu hiện gây ra do bệnh lý thì bạn nên điều trị bệnh trước. Mỗi bệnh sẽ có phác đồ điều trị cụ thể và bạn cần tuân thủ điều trị theo bác sĩ. Sau khi điều trị bệnh dứt điểm thì tình trạng tóc rụng sẽ được cải thiện theo thời gian. 

Lựa chọn dầu gội đầu phù hợp với mỗi loại tóc và da đầu

Gàu thường gặp nhiều ở nam giới hơn nữ giới và đây là cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến các anh gặp tình trạng rụng tóc nhiều. Tìm dầu gội có khả năng làm sạch da đầu và hỗ trợ trị gàu hiệu quả là việc làm cần thiết để ngăn việc rụng tóc quá nhiều.

Đặc biệt, dầu gội dược liệu thiên nhiên dịu nhẹ, không gây kích ứng được các bác sĩ khuyên dùng để cải thiện tình trạng tóc gàu, ngứa và gãy rụng. 

Giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi

Hạn chế trạng thái căng thẳng quá độ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mái tóc. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt để có giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý và giữ tinh thần lạc quan. Có thể tập thao mỗi ngày, thiền và nghe nhạc để thư giãn. 

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cải thiện bệnh rụng tóc ở nam giới

Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống căn bằng sẽ giúp tóc bạn giảm gãy rụng hiệu quả. Đảm bảo bữa ăn của bạn bao gồm nhiều loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa và protein nạc. Cố gắng hạn chế không ăn đồ ngọt. 

Thành phần giàu vitamin và khoáng chất có trong thực phẩm hỗ trợ một mái tóc và da đầu khỏe mạnh. 

  • Thực phẩm giàu sắt: thịt bò, đậu, ngũ cốc, trứng, …
  • Thực phẩm giàu omega-3: các hồi, cá thu, cá ngừ, hạt lanh, lòng đỏ trứng, quả óc chó,…
  • Thực phẩm giàu protein: trứng, thịt nạc, hải sản,…

Nhớ uống nhiều nước nữa bạn nhé. 

5.2. Các lưu ý trong cách chăm sóc tóc để giảm rụng tóc 

Chăm sóc tóc tưởng chừng như một việc đơn giản, dễ dàng nhưng không ít các quý ông đã thực hiện sai cách. Một vài điều lưu ý mà nam giới nên biết trong quá trình chăm sóc tóc:

  • Nên gội đầu 2-3 lần/tuần với dầu gội dịu nhẹ, không gây kích ứng. Khi gội nên massage nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu và tránh gãy rụng tóc.
  • Khi tóc còn ẩm ướt thì không nên chải tóc.
  • Nên dùng lược răng thưa vì lược răng quá khít tăng nguy cơ rụng tóc.
  • Hạn chế dùng máy sấy nhiệt độ cao để làm khô tóc. Tốt hơn hết nên dùng khăn mềm để lau nhẹ nhàng và để khô tự nhiên.
  • Tránh lạm dụng sử dụng các loại hóa chất như thuốc tẩy, thuốc nhuộm khiến tình trạng rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn. 

Có thể bạn quan tâm: 7 cách mọc tóc nhanh

Bạn có thể thấy bệnh rụng tóc ở nam giới có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu rụng tóc do bệnh lý thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Ngoài ra, chăm sóc tóc đúng cách kết hợp với lối sống lành mạnh là cần thiết để cải thiện tình trạng tóc rụng nhiều bạn nhé. 

Hashtags
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài liên quan
CÁC SẢN PHẨM